Bài 31. Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Minh Khang

Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất hiện ở Việt Nam dựa trên cơ sở nào ?

Thảo Phương
12 tháng 5 2018 lúc 14:46

- Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại, đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

- Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.

- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liều với Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, cách mạng Tân Hợi (1911), tư tưởng của cách mạng Pháp… đã ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam. Đặc biệt sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy Tân Minh Trị, đã ảnh hưởng đến các sĩ phu, họ nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

Đây chính là điều kiện làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Thảo Phương
12 tháng 5 2018 lúc 14:47

Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất hiện ở Việt Nam dựa trên cơ sở ảnh hưởng của điều kiện trong nước và những tác động từ bên ngoài:

- Điều kiện trong nước:

Sau khi cơ bản bình định được Việt nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta, làm cho cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam có sự thay đổi.

+ Kinh tế: Sự thâm nhập phương thức sản xuất kinh tế tư bản vào nước ta làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn.

+ Xã hội: làm cho các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa, giai cấp công nhân ra đời, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản dần hình thành… Các sĩ phu Nho học cũng có chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ không chỉ đọc các kinh sách Nho giáo mà đọc những cuốn sách mới của các tác giả Châu Âu, Trung Quốc…

Sự bế tắc của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau khi phong trào Cần vương thất bại đòi hỏi những người yêu nước Việt nam tìm con đường cứu nước mới.

- Điều kiện bên ngoài:

Ảnh hưởng của Trung Quốc:

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi.

+ Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

Ảnh hưởng của Nhật Bản:

+ Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga Sa Hoàng năm 1905 có tiếng vang lớn trên thế giới. Các sĩ phu Việt nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật, dựa vào Nhật.

Ảnh hưởng từ cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ được dịch sang tiến Hàn du nhập vào nước ta.

Nhiều nước phương Đông khác như Ấn Độ, Indonesia, Philippin đã bùng nổ trào lưu cải cách Duy tân theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “châu Á thức tỉnh”.

Những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội đầu thế kỉ XX đã tạo cơ sở bên trong cho sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào nước ta. Từ đó dẫn tới phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.


Các câu hỏi tương tự
Thu Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Nhi Ngải Thiên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Tô Mì
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
hauter208
Xem chi tiết
Hoàng Thiên My
Xem chi tiết