Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tạ Nguyễn Huyền Giang

xét về mặt nghệ thuật thì các câu tục ngữ thường có chung về mặt điểm gì ?

nhanh nhé !

thanks !

Đạt Trần
8 tháng 3 2018 lúc 20:46

Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Liên hệ tương đồng: giữa 2 vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang nhau: như, như thể, cũng là...

Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao bằng...

Liên hệ tương phản, đối lập: các từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: mà, nhưng, trái lại...

Liên hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: nếu ...thì ...

Liên hệ nhân quả: Từ chỉ sự tất yếu hiểu ngầm: tất phải, tất yếu, đương nhiên ...

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...

Phạm Thu Thủy
9 tháng 3 2018 lúc 19:53

Những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ biểu hiện một cách tập trung những đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam.

1 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tục ngữ

Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, ở tục ngữ là hình thức nội dung. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức.

Tục ngữ có tính đa nghĩa. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

-Tre già, măng mọc.

-Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

-Không có lửa sao có khói.

2. Hình tượng

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn. Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ ...

-Kẻ cắp gặp bà già.

-Ăn mày đánh đổ cầu ao.

-Người sống đống vàng

-Ðũa mốc mà chòi mâm son.

-Ðồng vợ đồng chồng, tát biển đông cũng cạn.

3. Vần điệu và sự hòa đối

Ða số tục ngữ đều có vần. Gồm 2 loại: vần liền và vần cách.

-Con lên ba cả nhà học nói.

-Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm.

Nhịp điệu là yếu tố quan trọng trong tục ngữ. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca ...

-Ðường đi hay tối, nói dối hay cùng

-Trai ba mươi tuổi đương xoan.

Gái ba mươi tuổi đã toan về già.

Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý.

-Cơm treo, mèo nhịn đói..

-Ðược làm vua, thua làm giặc.

4. Hình thức ngữ pháp

Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán.

Tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán.

Tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ. Phần lớïn những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định.

-Của người bồ tát.

-Chó treo, mèo đậy.

-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

5. Các kiểu suy luận

Liên hệ tương đồng: giữa 2 vế được hiểu ngầm là có các từ so sánh ngang nhau: như, như thể, cũng là...

Liên hệ không tương đồng: có các từ chỉ quan hệ so sánh: hơn, thua, sao bằng...

Liên hệ tương phản, đối lập: các từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: mà, nhưng, trái lại...

Liên hệ phụ thuộc: từ chỉ quan hệ hiểu ngầm: nếu ...thì ...

Liên hệ nhân quả: Từ chỉ sự tất yếu hiểu ngầm: tất phải, tất yếu, đương nhiên ...

Trần Thị Bích Trâm
8 tháng 3 2018 lúc 20:43

- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn.Vì trong khái niệm về tục ngữ đã nói rằng tục ngữ là những câu nói ngắn gọn

-Thường có vần nhất là vần lưng .Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết.

VD: Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa

-Các vế thường đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức . Vì ta nhận thấy được ở các câu tục ngữ mà ta biết.

VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Ở đây có 2 nội dung đối xứng nha là: mau-vắng; nắng-mưa

-Thường sử dụng hình thức đối đáp . Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học thường ngắn gọn nội dung thường nói về kinh nghiệm của nhân dân ta, có ý nghĩa về mặt răn dạy hoàn toàn không có hình thức đối đáp

-Lặp luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là nhân( nguyên nhân), ý/ vế sau thường là quả( hệ quả) . Vì ta nhận thấy ở các câu tục ngữ mà ta đã học.

VD: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Nguyên nhân là: Mau sao( nhiều sao) hệ quả là nắng; Vắng sao( ít sao) thì mưa


Các câu hỏi tương tự
VN HAPPY
Xem chi tiết
Ngô Phương Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn An Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Huy
Xem chi tiết
Như Trần
Xem chi tiết
Kaori Akechi
Xem chi tiết
phan minh khánh
Xem chi tiết
Phạm Minh
Xem chi tiết