Đọc mở rộng theo thể loại: Dòng Mê Kông “giận dữ" (theo Hoàng Nam, Thu Hằng, Hoàng Khánh, Thanh Hạ)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”. Phân tích vai trò của các thông tin chi tiết trong phần văn bản trên.

datcoder
25 tháng 8 lúc 22:58

- Thông tin cơ bản của phần Sông đói “ngoạm bờ”: Lí do gây nên tình trạng sạt lở bờ sông nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: tải lượng phù sa từ thượng nguồn Mê Kông giảm, dẫn đến tỉ lệ xói – bồi ngày càng chênh lệch ở hầu hết địa phương dọc theo những con sông lớn; thực trạng khai thác cát quá mức do nhu cầu sử dụng cát của con người ngày càng lớn à Cả dòng sông và con người đều trong cơn “khát” cát. Khi mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên, dòng sông tất yếu sẽ “ngoạm bờ”.

- Các chi tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”:

+ Chi tiết về việc giảm tải lượng phù sa mịn tại nguồn vào năm 2014, năm 2040, lí do gây nên thực trạng đó là do một loạt đập thủy điện ở Trung Quốc – thượng nguồn Mê Kông – đi vào hoạt động. Hình ảnh minh họa ước tính khối lượng xói – bồi trung bình một năm (giai đoạn 2020 – 2022) ở một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chi tiết về nguyên nhân gây ra vụ sạt lở ở cù lao An Bình và nhuwnhx cảnh báo của SIWRR về tốc độ diễn biến xói bồi do tác động của con người.

+ Chi tiết về nguyên nhân gây ra sự cố sạt lở lịch sử cuối năm 2022 tại cù lao AN Bình là do tác động của con người khi nạo vét lòng dẫn và khai thác cát quá mức.

- Vai trò của các chi tiết trong phần Sông đói “ngoạm bờ”: Giải thích rõ hơn tình trạng “đói” cát của những dòng sông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lí do vì sao sông đói “ngoạm bờ”, đó là do tình trạng sông tỉ lệ xói – bồi chênh lệch quá lớn nên sông phải “ngoạm bờ” để bù lại lượng phù sa và cát bị mất.