ÔN TẬP VẬT LÝ 9
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động cơ điện một chiều và nguyên tắc hoạt động của nó?
A. Động cơ điện một chiều là thiết bị biến nhiệt năng thành cơ năng.
B. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện.
C. Động cơ điện một chiều là thiết bị biến điện năng thành cơ năng.
D. Động cơ điện một chiều hoạt động được là nhờ có lực điện tác dụng lên các điện tích.
.Câu 2: Trong các loại động cơ điện sau đây, động cơ nào là động cơ điện một chiều?
A. Động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em.
B. Máy bơm nước.
C. Quạt điện.
D. Động cơ trong máy giặt.
Câu 3: Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, người ta không dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường?
A. Vì nam châm vĩnh cửu rất khó tìm mua.
B. Vì nam châm vĩnh cửu chỉ sử dụng trong thời gian rất ngắn.
C. Vì nam châm vĩnh cửu có từ trường không mạnh.
D. Vì nam châm vĩnh cửu rất nặng, không phù hợp.
Câu 4: Trong những ưu điểm dưới đây, ưu điểm nào không phải là ưu điểm của động cơ điện?
A. Có thể chuyển hóa trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.
B. Có thể chế tạo các động cơ với công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn kilôoát.
C. Hiệu suất rất cao có thể đạt đến 98%.
D. Không thải các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Câu 5: Ứng dụng của quy tắc nắm bàn tay trái là
A. Xác định chiều của lực từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó.
B. Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây.
C.Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm.
D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện.
Câu 6: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
A. Chịu tác dụng của lực điện
B. Chịu tác dụng của lực từ
C. Chịu tác dụng của lực điện từ
D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi
Câu 7: Theo quy tắc bàn tay trái, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
A. Chiều của lực điện từ
B. Chiều của đường sức từ
C. Chiều của dòng điện
D. Chiều của đường đi vào các cực của nam châm
Câu 8: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Câu 9: Dòng điện xoay chiều là:
A. dòng điện luân phiên đổi chiều.
B. dòng điện không đổi.
C. dòng điện có chiều từ trái qua phải.
D. dòng điện có một chiều cố định.
Câu 10: Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:
A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.
B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.
D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.
một bàn là có ghi 120V-1000W. khi mắc bàn là vào mạch điện thì hiệu điện thế trên ổ cắm điện giảm từ U1=125V xuống U2=100V. a. xác định điện trở các dây nối(coi điện trở bàn là không thay đổi theo nhiệt độ). b. thực tế điện trở của bàn là thay đổi theo nhiệt độ và công suất tiêu thụ thực tế của bàn là là P'=650W. tính hiệu điện thế giữa 2 đầu ổ cắm điện lúc này và điện trở R' của bàn là khi đó.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 2: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.
B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.
C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.
D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
Câu 3: Cách nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh
của nam châm chữ U.
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.
Câu 4: Làm cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?
A. Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
B. Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
Câu 5: Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 7: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ
xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. luôn luôn tăng.
B. luôn luôn giảm.
C. luân phiên tăng, giảm.
D. luôn luôn không đổi.
Câu 8: Với điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín?
A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây rất lớn.
B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây được giữ không tăng.
C. Khi không có đường sức từ nào xuyên qua tiết diện cuộn dây.
D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 9: Trên hình 32.2, thanh nam châm chuyển động như thế nào thì không tạo ra dòng điện
cảm ứng trong cuộn dây?
A. Chuyển động từ ngoài vào trong ống dây.
B. Quay quanh trục AB.
C. Quay quanh trục CD.
D. Quay quanh trục PQ.
Câu 10: Trong thí nghiệm bố trí như hình 33.1, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn
dây dẫn kín khi:
A. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.
B. nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.
C. nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc.
D. nam châm đứng yên, cuộn dây dẫn quay quanh trục AB.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng
xoay chiều?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây rồi rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
D. Đặt thanh nam châm hình trụ trước một cuộn dây, vuông góc với tiết diện cuộn dây rồi cho
thanh nam châm quay quanh trục của nó.
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay
chiều?
A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ
trường.
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu dây dẫn kín.
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm
quay quanh trục đó.
Câu 13: Khi nào dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
Câu 14: Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra
dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 15: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm
của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:
A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Câu 16: Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên.
B. Chuyển động đi lại như con thoi.
C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
D. Luân phiên đổi chiều quay.
Câu 17: Trong thí nghiệm ở hình 35.1, có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi
chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay một góc 90o
.
C. Kim nam châm quay ngược lại.
D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Câu 18: Trong thí nghiệm ở hình 35.2, có hiện tượng gì xảy ra với kim sắt khi ta đổi chiều
dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Kim sắt vẫn bị hút như trước.
B. Kim sắt quay một góc 90o
.
C. Khi sắt quay ngược lại.
D. Kim sắt bị đẩy ra.
Câu 19: Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào
cuộn dây của nam châm điện ở hình 35.3?
A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
C. Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.
Câu 20: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ.
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi.
C. Tác dụng từ giảm đi.
D. Lực từ đổi chiều.
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1: Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam – Bắc của một kim nam châm đứng cân
bằng. Có hiện tượng gì với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc
gia chạy qua dây dẫn? Giải thích hiện tượng.
Bài 2: Trong thí nghiệm ở hình 35.4, khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây dẫn thì tác
dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Vì sao?
Bài 3: Vì sao khi cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín như thí nghiệm ở hình
31.4 thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Bài 4: Trên hình 32.3, khi cho khung dây quay quanh trục PQ thì trong khung dây có xuất
hiện dòng điện cảm ứng hay không? Vì sao?
Bài 5: Một HS nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín
là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại
sao?
Bài 6: Trên hình 33.2 vẽ một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường. Giải thích vì sao khi cho
khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện
xoay chiều.
Bài 7: Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh
vị trí cân bằng OA (hình 33.3). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là dòng
điện xoay chiều hay có chiều không đổi (một chiều)? Tại sao?
Bài 8: Hãy giải thích vì sao đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay
cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều.
Bài 9: Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải làm thế nào? Hãy vẽ sơ
đồ thiết kế một máy phát điện xoay chiều có thể hoạt động liên tục.
Bài 10: Bộ phận góp điện trong động cơ điện một chiều và trong máy phát điện xoay chiều
với cuộn dây quay có nhiệm vụ gì khác nhau?
1. Khi đặt một hiệu điện thế 9V vào hai đầu cuộn dây dẫn có cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3 A. Tính chiều dài của dây dẫn trên biết dây dài 6m thì có điện trở là 3Ω * 1 điểm
Hai dây được làm từ cùng một vật liệu biết dây thứ nhất có điện trở là 6Ω. Dây thứ hai có chiều dài và tiết diện lần lượt là L2 = 2.L1 và S2 = 4.S1. Tính điện trở dây thứ hai. *
2. Có hai đoạn dây đồng chất cùng tiết diện có chiều dài lần lượt là L1 và L2. Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu dây thì cường độ dòng điện qua mỗi dây lần lượt là I1 và I2. Biết I2 = 2/3. I1. Hỏi L2/L1 = ? *
1 các tác dụng của dòng điện xoay chiều . Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Nhận biết đc ampe kế vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều
Mong mọi người giúp mình với ạ ❤️
Một ấm có ghi 220v-1100v được sử dụng với hiệu điện thế 220v a)Tính cường độ dòng điện chạy qua ấm điện khi đó b)tính thời gian để ấm điện đun sôi 3 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C . Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh .Biết nhiệt rung riêng của nước là 4200J/kg.K c)Ấm điện trên được mắc với bàn là có ghi 220v-550w vào hiệu điện thế 220v để cả hai đều hoạt động bình thường . Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện năng sử dụng của đoạn mạch này trong 1giờ ra đơn vị Jun và Kilowat
Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất
r = 1,1.10-6 W.m , tiết diện S = 0,5mm2 ,chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là:
A. 13816.10-3 W
B. 13817.10-3 W
C. 13818.10-3 W
D. 13819.10-3 W .