Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cỏ Trắng

Xác định câu phân loại theo mục đích nói của hai dòng thơ cuối trong khổ thơ cuối bài ông đồ và cho biết mục đích nói của câu đó? “Những người muôn năm cũ ” “Hồn ở đâu bây giờ”

Phan Thị Hà Chi
5 tháng 2 2020 lúc 21:16

Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Tới đây ta đã thấy được trong hai hình ảnh ấy (“hoa đào” và “ông đồ”) đâu là điểm hội tụ ánh sáng của bài thơ. Hoa đào vẫn vậy. Nhưng hình ảnh mà nhà thơ dõi theo, đó chính là con người được vẽ lên trong sự chuyển hóa: ông đồ già – ông đồ xưa – những người muôn năm cũ – hồn.

Chỉ qua sự tiến triển, biến thái của một hình ảnh (ông đồ), ta đã thấy gợi lên âm hưởng khái quát của khổ thơ cuối cùng: đâu phải chỉ là số phận của ông đồ già.

Dường như tiếng vọng, âm hưởng mở rộng, lan xa ấy còn được gợi lên bởi một hiện tượng được thấy ở một số nhà thơ mới (như Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương). Đó là hiện tượng mà có người đã gọi là “đa âm” hiểu theo nghĩa nôm na và đơn giản nhất: trong khổ thơ cuối này, ta nghe thấy cả Thôi Hộ, Phrăng -xoa Vi-lông và Nguyên Du cùng cất tiếng tiếc thương cho tài hoa, cho hồng nhan bạc mệnh, thăng trầm. Điều này, chính bản thân Vũ Đình Liên cũng đã xác nhận ảnh hưởng.

Điều mà tôi muốn nói thêm đó chỉ là: ngay trong bài thơ này, Vũ Đình Liên trước sau vẫn là người si mê Bô-đơ-le. Điều đó không hiện lên bề nổi của câu chữ (như đặt một câu hỏi theo kiểu Phrăng-xoa Vi-lông: “Nhưng đâu rồi những áng tuyết xưa?” hoặc điệp lại gương mặt hoa đào của Thôi Hộ (Nguyễn Du). Nó nằm ở bè trầm, nhưng lan tỏa trong toàn bộ nhạc điệu bài Ông đồ: đó là âm hưởng về sự đơn côi của con người trong những đô thị hiện đại. Nói rộng ra, âm hưởng này ám ảnh những nhà thơ lớn của Pháp cuối thế kỉ XIX, kể cả Ranh-bô, Véc-lanh. Cảm hứng của Bô-đơ-le trong bài Chim thiên nga cũng được gợi lên từ một nhân vật cổ xưa, nàng Ảng-đrô-mác và sự điệp lại hình ảnh ấy qua một cánh thiên nga không tìm thấy nước, đang kết đôi cánh ngắc ngoải bên lề đường Pa-ri đầy bụi bẩn

Khách vãng lai đã xóa
Kieu Diem
5 tháng 2 2020 lúc 21:27

"Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh "Những người muôn năm cũ" và

thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái "vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng - tấm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.

Khách vãng lai đã xóa
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
5 tháng 2 2020 lúc 21:28

Tham khảo :

Vũ Đình Liên bước vào Thơ mới với tấm lòng cảm thương chân thành mang nặng niềm hoài cổ "Ông đồ" là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đối dỏ. Nhưng nay, cũng thời điểm khi đào nở, ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa".

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác "đào lại nở". Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Tết đến,

xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm tết, đón chào năm mới đầy hi vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là " cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không còn nữa, trong mỗi dịp tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Giờ đây chỉ là sự trống trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái "di tích tiều tụy đúng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhấn chim cuộc sống oủa các ông đổ Vũ Đình Liên xót xa:

"Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh "Những người muôn năm cũ" và

thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái "vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng - tấm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.



Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
6 tháng 2 2020 lúc 8:25

Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh "Những người muôn năm cũ" và

thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.



Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trương Thị Lan
Xem chi tiết
Thuyy Anh
Xem chi tiết
Nghĩa
Xem chi tiết
MyLy Tran
Xem chi tiết
Như Phạm
Xem chi tiết
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
shanyuan
Xem chi tiết
Hoài Ly
Xem chi tiết
Dung Thùy
Xem chi tiết