Câu 3 :
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )
=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.
C1:
+Nêu: So sánh : Đất nước với vì sao
+Tác dụng: Biện pháp tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Hơn nữa, còn thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
C2:
-Nêu: Ẩn dụ : Hàng tre
-Tác dụng: "Hàng tre” quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ. Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong "bão táp mưa sa". Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.
C3:
-Nêu: Nhân hóa : Sông điệu , mặc áo lụa
-Tác dụng:
Các hình ảnh đó gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc ở đây cũng đẹp. Đó là màu đào của nắng mới lên, màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.Qua đó ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê.
a,Biện pháp tu từ : So sánh
Tác dụng: Muốn nói đến đất nước rất to lớn và rộng đẹp như các vì sao và muốn đất nước phát triển
b,Ẩn dụ
Tác dụng : Đề cập đến vấn đề tre xanh để nói đến tính cách và đặc điểm đức tính con người
c,Nhân hóa:
Tác dụng: Nhân hóa ánh nắng phản chiếu dưới dòng sông như chiếc áo lụa đào