Văn bản ngữ văn 8

Trang Thiên Xưng

Tìm và phân tích các BPTT trong câu sau

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng may

Cài lên màu áo hây hây dáng vàng

Thời Sênh
9 tháng 7 2018 lúc 7:12

Các biện pháp tu từ :Nhân hoá

- Dòng sông - điệu

- Dòng sông - mặc áo

Cách nói "clòng sông mặc áo" là một cách nói hay, duyên dáng, nên thơ. Hay vì tác giả tả dòng sông có sắc nước biến hóa trong mọi thời điểm trong một đêm ngày, không tĩnh tại, đơn điệu. Hay vì dòng sông được nhân hóa, trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Hay vì cách quan sát, cách miêu tả dòng sông của tác giả rất chính xác, tinh tế nên đã tạo nên chất thơ.

Thiên Chỉ Hạc
9 tháng 7 2018 lúc 8:48

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

....

=> Biện pháp tu từ : Nhân hóa ( dòng sông mặc áo )

=> Gợi ra sự mềm mại duyên dáng của dòng sông. Màu sắc đẹp : Màu nắng đào của nắng mới lên , màu xanh của bầu trời buổi trưa cao rộng.

Nguyễn Thu Hương
9 tháng 7 2018 lúc 10:35

BPTT được sử dụng trong đoạn thơ là:

- Nhân hóa:

+ Nắng: mặc áo lụa đào

+ Sông: mặc áo xanh

+ Áng mây trôi: cài lên màu áo

- So sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may.

=> Tác dụng:

Phép nhân hóa: gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên. Cảnh vật (dòng sông, nắng, mây) được nhân hóa như con người, cũng biết làm duyên và tô điểm.

Phép so sánh: Màu áo xanh của dòng sông được so sánh như mới may. Hình ảnh so sánh này cho thấy sắc nước mới và tràn đầy sức sống, cho thấy tự tươi trẻ của dòng sông, của bức tranh thiên nhiên.


Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Chi
Xem chi tiết
Dung Thùy
Xem chi tiết
Hùng Hoàng
Xem chi tiết
đào việt anh
Xem chi tiết
neji
Xem chi tiết
Hà Anh Đức ..
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Đặng thái sơn
Xem chi tiết