Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 800C. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là C1 = 400J/kg.K, D1 = 8900kg/m3, C2 = 4200J/kg.K, D2 = 1000kg/m3; nhiệt hóa hơi của nước (nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi) là L = 2,3.106J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường.
a) Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng
b) Sau đó, người ta thả thêm một miếng đồng khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì khi lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. Xác định khối lượng đồng m3.
Có 2 bình cách nhiệt, bình thứu nhất chứa 3 lít nước ở 90, bình thứ 2 chứa 2 lít nước ở 30. Người ta rót 1 lương nước có thể tích V từ bình 1 vào bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt thì người ta lại rót 1 lượng nước đúng bằng V từ bình 2 sang bình 1 để lượng nước trong 2 bìn như lúc đầu. Nhiệt độ ở bình 1 sau khi cân bằng là 70. Xác định lượng nước V đã rót mỗi lần.
Muốn có nước ở nhiệt độ t =300C , người ta lấy m1=5kg nước ở nhiệt độ t1=1000C trộn vs nước ở t2=200C .Hãy xác định lượng nước lạnh cần dùng.
Trong một nhiệt lượng kế, ban đầu có chứa m0=400g nước ở nhiệt độ t0=250C. Người ta đổ thêm một khối lượng nước m1 ở nhiệt độ tx vào bình. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là t1=200C. Cho thêm một cục nước đá khối lượng m2 có nhiệt độ t2= -100C vào bình thì cuối cùng trong bình có M=700g nước ở nhiệt độ t3=50C.
a) Tính các khối lượng m1, m2
b) Tính nhiệt độ tx
Cho biết nhiệt dung riêng của nước C1=4200J/kg.độ của nước đá C2=2100J/kg.độ; nhiệt độ nóng chảy của nước đá \(\lambda\)=336000J/kg
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của các chất trong bình với nhiệt lượng kế và với môi trường xung quanh.
Cho hai bình cách nhiệt , bình 1 chứa 4 lít nước ở 400C, bình 2 chứa 2 lít nước ở 200C. Ta rót bình 1 sang bình 2 một lượng nước, sau khi nhiệt cân bằng lại rót từ bình 2 trở lại bình 1 đúng bằng lượng nước mà bình 1 rót qua. Biết nhiệt độ của nước trong bình 1 lúc sau là 360C. Tính lượng nước rót qua.
(Biết khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3 và không có sự mất nhiệt ra môi trường)
Có 2 bình cách nhiệt ,bình thứ nhất chứa m1=3kg nước ở t1=80 độ c ,bình thứ 2 chứa m2=5kg nước ở t2=20 độ c .Người ta rót một lượng nước có khối lượng m từ bình 1 sang bình 2 ,Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt là t , thì người ta lại rót một lượng nước có khối lượng đúng bằng m từ bình 2 sang bình 1, nhiệt độ bình 1 sau cân bằng là t=77,92 độ c . Xác định lượng nước m đã rót ở mỗi lần và nhiệt độ cân bằng ở bình 2.
Nếu tiếp tục thực hiện lần thứ 2.Tìm nhiệt độ cân bằng ở mỗi bình.Mn júp mk vs!!!
3 bình nhiệt lượng kế đựng 3 chất lỏng khác nhau, có k.lượng bằng nhau và ko pưhh vs nhau. Nhiệt độ của 3 bình c.lỏng lần lượt là t1=15°C, t2=10°C, t3=20°C. Nếu đổ 1/2 c.lỏng bình 1 vào 2 thì n.độ hỗn hợp khi cân = nhiệt là t1,2=12°C. Nếu đổ 1/2 c.lỏng bình 1 vào 3 thì hh khi CBN là t1,3=19°C. Hỏi nếu đổ lẫn 3 c.lỏng vs nhau thì n.độ hh khi CBN là bn? Bỏ qua nhiệt lượng trao đổi vs m.trg, vỏ bình và dung tích bình đủ lớn để chứa cả 3 c.lỏng.
Thanks mn trc nha!!!
Trộn 3 ca nước ở nhiệt độ t1 với 5 ca nước ở nhiệt độ t2 . Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cuối cùng của nước là 500C. Tính nhiệt độ t1 và t2. Biết t1=5t2 và xem rằng nước chỉ truyền nhiệt cho nhau.
Có 2 bình cách nhiệt. Bình 1 chứa m1 = 3 kg nước ở nhiệt độ t1=80 *C. Bình 2 chứa m2 = 5kg nước ở nhiệt độ t2=80*C. Người ta rót một lượng nước m từ bình 1 sang bình 2. Sau khi căn bằng nhiệt độ, người ta lại rót nước từ bình 2 sang bình 1. Nhiệt độ bình 1 sau khi cân bằng là 77,92*C.
Tính lượng nước trong mỗi lần rót và nhiệt độ cân bằng trong bình 2.