Vùng biển Việt Nam có đặc điểm gì về diện tích, giới hạn, đặc điểm tự nhiên?
– Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
– Diện tích :3477000 km2, rộng và tương đối kín.
– Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
– Chế độ hải văn theo mùa.
– Chế độ mưa: 1100 – 1300mm/ năm. Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
– Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
– Độ mặn trung bình: 30 – 33%
Biển nước ta có thuận lợi khó khăn gì với sự phát triển kinh tế xã hội ?
- Thuận lợi:
+ Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...) thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác và đánh bắt thủy hải sản.
+ Khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại) giúp cho việc khai thác và cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến khoáng sản.
+ Có nhiều bãi biển đẹp, dễ dàng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo.
+ Có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản,
+ Tạo điều kiện cho phát triển giao thông vận tải biển...
+ Là cửa ngõ nối liên các đường vận tải biển thuận lợi cho việc giao lưu và buôn bán với các nước khác trên thế giới.
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
+ Nhiều khoábg sản ở vùng khó khai thác còn chưa thể khai thác được.
+ Khó khăn trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo vì có đường bờ biển kéo dài và nhiều đảo, quần đảo ngoài xa.
Vùng biển Việt Nam có đặc điểm gì về diện tích, giới hạn, đặc điểm tự nhiên?
- Biển Đông là một vùng biển lớn, có diện tích khỏang 3 447 000 km2 , tương đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến bắc.
- Vùng Biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, diện tích khaorng 1 triệu km2 .
Đặc điểm tự nhiên:
- Chế độ gió: Hướng gió đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại, ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.
- Chế độ nhiệt: Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình trên mặt biển khoảng 23 độ C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, 1100- 1300 mm/ năm.
- Dòng biển: Dòng biển trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy chảy theo hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.
- Chế độ triều phức tạp, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.
- Độ muối trung bình của biển Đông khoảng 30- 33 %.
Biển nước ta có thuận lợi khó khăn gì với sự phát triển kinh tế xã hội ?
* Thuận lợi:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao hơn giữa các nước dễ dàng hơn.
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá, tôm, mực,...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt,...
- Phát triển du lịch.
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả nước. Đời sống nhân dân cũng được cải thiện hơn nhờ nguồn lợi từ biển.
* Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây ra tổn thất lớn về người và của.
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất.
- Gây bất đồng về chủ quyền các nước.