Vt các đoạn văn quy nạp,diễn dịch,tổng phân hợp
a, Cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" đã thể hiện 1 tình cảm rất cao đẹp: tình người
b,Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã khắc họa hình ảnh chị Dậu với những nét đẹp đẽ
(Tùy các bạn mỗi đoạn chỉ cần 1 kiểu thôi ko cần vt cả 3 kiểu đâu nên các bạn giúp mk vs)
a)Cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" đã thể hiện 1 tình cảm rất cao đẹp: tình người."Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.
b)Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
a)
''Tình yêu thương trong chiếc lá cuối là một truyện ngắn chứa chan tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người cùng kiệt khổ, rất cảm động giữa những họa sĩ nghèo''. Tuy không phải máu mủ ruột rà nhưng Xiu vẫn chăm sóc Giôn-xi ân cần, chu đáo. Cả cụ già Bơ-men nữa. Cụ cũng là đồng nghiệp của họ, nhưng hình ảnh cụ trong Xiu và Giôn- xi lại giống hình ảnh của người ông tốt với hai cô cháu gái nhỏ. Chắc hẳn vì tình cảm này mà cụ Bơ-men đã vẽ lên kiệt tác "chiếc lá cuối cùng". Tuy nó không hẳn là kiệt tác về phương diện nghệ thuật nhưng nó là bức tranh đã cứu sống một con người, bức tranh gieo vào lòng người niềm tin và hi vọng để vượt qua lưỡi hái tử thần. Có thể nói, bằng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo với kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O Hen-ri đã thể hiện được vẻ đẹp cao cả của tình người, của tấm lòng đồng cam cộng khổ giữa những lúc nguy nan thật độc đáo, hài hoà. b) Đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ nhân dân với tinh thần phản kháng mãnh liệt. Thật vậy, ở cj Dậu ko chỉ toát lên vẻ đẹp của 1 tính cách thẳng thắn, cứng cỏi, 1 tư thế hiên ngang, dũng cảm và đặc biệt là 1 sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Một mk cj, với sức vóc của 1 người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của 1 kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với 2 tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, đc nhà nước bảo hộ, thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu. Dù đã khẩn thiết van xin, vừa có tình, vừa có lí nhưng vẫn ko kết quả gì. Ngược lại, cj đc đáp trả bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những nắm đấm vào ngực. Lòng căm giận và khinh bỉ đã biến thành sức mạnh ghê gớm và tư thế hiên ngang của cj trong cuộc đọ sức với kẻ thù của mk. Cj túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã chổng quèo ra mặt đất. Tiếp đó, 2 người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Ngọn lửa căm hờn ngùn ngụt bốc lên trong lòng cj, hẳn là sức mạnh của lòng yêu thương-tình yêu tha thiết của cj dành cho gia đình, chồng con. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố cho ta thấy đc người phụ nữ nhân dân trước cách mạng tháng 8 luôn tiềm tàng 1 tinh thần phản kháng mãnh liệt.Tham khảo:
a,
Cụ Bơ men trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" đã thể hiện 1 tình cảm rất cao đẹp: tình người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.
b,
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã khắc họa hình ảnh chị Dậu với những nét đẹp đẽ,thể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất tính cách của chị Dậu. Chị Dậu là một người vợ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng. Anh Dậu mới được trả về nhà trong tình trạng đau đớn hoảng sợ vì bị bọn lí trưởng cường hào đánh đập dã man. Đón chồng trở về trong tình cảnh ấy, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bị trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới. Trong hoàn cảnh ấy, người phụ nữ nhỏ bé, yếu mềm đã trở thành trụ cột của cả gia đình.Bên cạnh đó, chị Dậu còn là một người phụ nữ dũng cảm chống lại áp bức bất công. Ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ tên cai lệ để hăn tha cho anh Dậu,thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Khi chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt vì tức giận những vẫn cố gắng chịu đừng, níu tay tên cai lệ, tiếp tục van xin. Nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”,chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa khi tên cai lệ đấm vào ngực chị và sấn đến chỗ anh Dậu, chị đã lớn tiếng cảnh báo hắn: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ vị thế kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị thế của người trên để mắng chúng cho hả giận. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi. Diễn biến tâm trạng và hành động của chị Dậu phản ánh quy luật tức nước vỡ bờ, có áp bức, có đấu tranh. Hành động chống trả quyết liệt của chị Dậu chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, không sợ cái xấu, cái ác. Đây mới chỉ là hành động bộc phát, chưa phải là sự vùng lên của một người đàn bà đã được giác ngộ Cách mạng. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm “ Tắt đèn”. Qua đó, nhà văn đã giành tình cảm ưu ái, xót thương và cảm phục cho nhân vật chị Dậu, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.