Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Một số mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2020 được nêu trong bảng sau. Hãy tìm hiểu và cho biết vai trò của các mục tiêu này.
STT | Mục tiêu | Vai trò |
1 | Bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. | - Giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi. - Bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm hoạ khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai. |
2 | Bảo đảm cuộc sống khoẻ mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi. | - Giảm tỉ số tử vong của bà mẹ và trẻ em. - Chấm dứt các bệnh dịch. - Đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; lồng ghép sức khoẻ sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan. - Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện. |
3 | Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. | - Đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng. - Đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo. |
4 | Đảm bảo đầy đủ và quản lí bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. | - Đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và nước sinh hoạt an toàn. - Đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người. - Cải thiện chất lượng nước, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học. |
5 | Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người. | - Đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại. - Mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người, đặc biệt cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo. |
6 | Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững. | Giảm đáng kể và kiểm soát được các loại ô nhiễm biển, đặc biệt là từ các hoạt động trên đất liền, chú ý tới các chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm chất hữu cơ. |
7 | Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai. | - Giảm phát thải khí nhà kính. - Giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực và thể chế trong cảnh báo sớm, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai để người dân có kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. |
8 | Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hoá, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất. | - Giảm cơ bản việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác; tăng cường thực hiện quản lí bền vững các loại rừng, ngăn chặn chặt phá rừng, phục hồi rừng đã suy thoái, đẩy mạnh trồng và tái sinh rừng, tăng độ che phủ rừng. - Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài động, thực vật nguy cấp. |