“Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp. (Phạm Văn Đồng- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt- 1966) Trạng ngữ Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta xác định xuất xứ diễn ra sự việc (ta thấy...; nhiều câu thơ..)
Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Trạng ngữ là thành phần phụ bổ nghĩa cho nòng cốt câu (Bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị). Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. Có nhiều loại trạng ngữ như: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả; trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ địa điểm; chỉ tình huống, chỉ phương tiện, chỉ mục đích...
Ví dụ: Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.
"Tôi lại về thăm Ngoại" là một cụm chủ-vị được từ "thỉnh thoảng" bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên. Ta nói "Thỉnh thoảng" là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì "Thỉnh thoảng" là từ chỉ về thời gian nên ta nói "Thỉnh thoảng" trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian.
Tiếng Việt là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào của bất cứ công dân nào.Từ ngày xưa cho đến bây giờ, tiếng việt đã có nhiều thay đổi về mặt âm và ngữ pháp.Sự phong phú của tiếng việt là một điều chắc chắc, tiếng việt gắn liền với lịch sử dân tộc với tương lai đang đến.Bằng sự tinh tế vốn có của dân tộc, kết hợp với những ngôn từ đẹp, tiếng việt xứng đáng là sự giàu có của việt nam.
Tiếng Việt giàu, tiếng Việt đẹp nằm ở từ vựng, ở ngữ âm, cú pháp, hơn nữa là những kiệt tác sản sinh từ tiếng Việt. Trong nền văn học nước nhà, “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), … thật đáng tự hào về một lối sử dụng tiếng Việt. Để tạo nên những kiệt tác, các tác gia không ngừng làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, vẽ màu cho ngôn ngữ tuyệt vời này.
Trả lời:
Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững chắc cua tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng tiếng nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá cua một quốc gia.
Đoạn văn ở trên có hai trạng ngữ:
- Trạng ngữ 1: Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú là trạng ngữ chỉ phương tiện, dùng đế xác định về phương tiện đế giao tiếp.
- Trạng ngữ 2: Ngày nay xác định về thời gian, làm rõ nội dung cho đoạn văn.
Tiếng Việt là một thứ tuyến truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào cho bất cứ công nhân nào. Từ xưa đến nay, tiếng Việt luôn giàu đẹp và phong phú. Như các bạn đã biết, tiếng Việt là tiếng nói của toàn thể đồng bào dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Chúng ta có rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn của người Việt Nam. Chúng ta phải yêu tiếng Việt , học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta.
Các trạng ngữ có trong đoạn văn:
-từ xưa đến nay : là trạng ngữ chỉ thời gian, dùng để xác định thời gian.
-như các bạn đã biết: là trạng ngữ chỉ so sánh, dùng để so sánh
-từ bao đời nay: là trạng ngữ chỉ thời gian dùng để xác định thời gian .
Câu 3. Nhận xét về cách lập luận trong hai văn bản trên?
Câu 4. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn
câu cần lưu ý điều gì? BT SGK / 16, 17
Câu 5. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29
Câu 6. Trạng ngữ.
Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì?
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường
có ranh giới gì?BT SGK/ 40,45
Bài tập 7 : Cho đoạn trích sau:…“ Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường
tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không
đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát
rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.”
a) Hãy viết lại các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng?
b) Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ
sung ý nghĩa gì trong câu?
c) Hãy biến đổi câu sau: “Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.” thành hai câu
trong đó có một câu đặc biệt.
d) Hãy biến đổi câu sau: “Ngôi trường tôi học
Đối với mỗi con người Việt Nam, tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp mà còn là chứa đựng hồn cốt của dân tộc. Đó là một thứ tiếng giàu và đẹp. Nó là một thứ tiếng “đẹp” bởi “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kép, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Không chỉ vậy, nó còn giàu, đẹp ở từ vựng, ở ngữ âm, cú pháp, hơn nữa là những kiệt tác sản sinh từ tiếng Việt. Nhờ có tiếng Việt, con người có thể diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của bản thân một cách trọn vẹn. Bởi vậy, tiếng Việt có đầy đủ khả năng truyền tải tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống người Việt. Vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc góp phần thể hiện giá trị văn hóa tốt đẹp. Ngày nay, chúng ta cũng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
- Trạng ngữ 1: Ngày nay - Trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa và làm rõ nội dung về mặt thời gian cho câu.
- Trạng ngữ 2: Nhờ có tiếng Việt, con người có thể diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của bản thân một cách trọn vẹn - Trạng ngữ góp phần bổ sung ý nghĩa về mặt phương tiện cho câu.
- Trạng ngữ 3: Đối với mỗi con người Việt Nam, tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp mà còn là chứa đựng hồn cốt của dân tộc - Trạng ngữ góp phần bổ sung ý nghĩa về mặt đối tượng cho câu.