Văn bản ngữ văn 8

Ren Nishiyama

Viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường

Help me, please!!! ><

Thúy Vy
28 tháng 11 2019 lúc 20:34

Từ xưa đến nay khi nói đến vấn đề dạy dỗ và giáo dục học sinh, con trẻ hầu như người ta đều nhắc ngay đến vai trò của gia đình và nhà trường. Sự phối kết hợp giữa hai nhân tố này có vai trò vô cùng to lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhà trường là một nơi kì diệu vì không những cùng với gia đình nuôi dưỡng đạo đức của học sinh mà còn là nơi đẹp đẽ của thế giới tri thức.

Nhà trường là nơi truyền tải những tri thức, những kiến thức cho học sinh. Những kiến thức được truyền tải từ nhà trường có mức độ chuẩn hóa cao, khoa học và có định hướng, phương pháp rõ ràng
Nhà trường nói chung và ngành đào tạo giáo dục nói riêng có một vai trò, tầm ảnh hưởng to lớn trong việc đào tạo ra nhân tài, lực lượng lao động có chuyên môn, chất lượng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.

Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là những người truyền thụ kiến thức, trang bị hành trang thiết yếu cho học sinh. Họ đều là những người có chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản trong các trường chuyên ngành Sư phạm và các lĩnh vực chuyên môn để có trình độ chuẩn nhất về kiến thức giảng dạy cho học sinh, không những thế, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ cũng được chính các thầy cô mình truyền dạy những kiến thức ngoài sách vở, đó là lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, bởi vậy không chỉ có chuyên môn nghiệp vụ mà họ còn có tư cách đạo đức đẹp và chuẩn mực để dạy dỗ các học trò của mình.

Ngay từ thời xa xưa, thời của các ông cha ta đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, của nhà trường đối với sự phát triển, tiến bộ của con người và của dân tộc. Các thầy đồ xưa rất được coi trọng. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng cho thấy trường học và vị thế của trường học đã được nhận định rất rõ ràng.

So bì cùng các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, có thể dễ dàng nhận thấy rằng họ đặc biệt rất coi trọng giáo dục, những trường học cùng trang thiết bị dạy học và cả việc đào tạo chuyên môn sâu cho đội ngũ giáo viên cũng rất được đầu tư.

Kinh tế- văn hóa- xã hội được phát triển cũng là từ con người và con người có giáo dục, có văn hóa là từ nền tảng học vấn, từ sự truyền giảng kiến thức của các thầy cô giáo trong nhà trường. Bên cạnh việc cung cấp tri thức nhà trường còn là nơi giáo dục, rèn luyện nhân cách, phẩm chất của học sinh cùng với sự phối kết hợp, quan tâm của gia đình và xã hội. Giáo dục bền vững là phải có sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ, toàn diện của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội

Nhà trường luôn là môi trường tốt đẹp, chuẩn mực với tất cả mọi người, không chỉ riêng với học sinh, đó là nơi hội tụ của tinh hoa tri thức, tinh hóa đạo đức, những lối sống, phép hành xử chuẩn mực. Tuy nhiên, trong việc truyền thụ kiến thức, trí thức, ngoài vai trò của người thầy cần có thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm cao với nghề thì người học sinh cũng cần có thái độ đúng đắn, thiết thực trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh nhất. Nếu học sinh có thái độ học tập hay cư xử thiếu đúng đắn, không chịu khó học tập, không nghe lời thầy cô, văng tục chửi bậy, hành xử thiếu suy nghĩ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh ngôi trường của mình đang theo học. Những tấm gương sống và học tập tốt của các thầy cô và học sinh sẽ làm rạng danh ngôi trường.

Đất nước ta, nền giáo dục cũng rất được coi trọng. Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư đường dài cho sự phát triển chung của đất nước. Mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia và cần phù hợp với tiêu chuẩn của thời đại để có những quyết sách về giáo dục đúng đắn và hợp lý. Đặc biệt, kỉ cương, chất lượng giáo dục cần được coi trọng hàng đầu

Giáo dục của nhà trường là bước đệm rất quan trọng cho sự phát triển của công dân đất nước và cũng là bộ mặt tương lai của đất nước. Hãy luôn quan tâm đến các ngôi trường, đó cũng là điều đúng đắn cho sự phát triển chung của toàn xã hội.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
{__Shinobu Kocho__}
28 tháng 11 2019 lúc 20:35

Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.
Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
hiếu nguyễn
Xem chi tiết
HMinhTD
Xem chi tiết
lê đức anh
Xem chi tiết
Nhân Võ
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Lulyliu
Xem chi tiết