Bài 54 : Dân cư, xã hội Châu Âu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Quế Lâm

Viết một bài thuyết minh(có tranh ảnh) về một lĩnh vực văn hóa của châu Âu mà em thích(Gợi ý: tôn giáo, các lễ hội, danh nhân, giáo dục,...)

tran thi my tam
1 tháng 4 2017 lúc 20:23

Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêngtrần tục.[1] Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.

Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Đặng Việt nhật
31 tháng 3 2017 lúc 21:11

Láo,mất nết
Tao dg định hỏi thì m hỏi rồi:V

๖ۣۜHoàng♉
11 tháng 4 2017 lúc 22:02

La Mã cổ đại hay Rome cổ đại là một nền văn minh phồn thịnh, bắt đầu trên Bán đảo Ý từ thế kỉ 8 trước Công nguyên. Trải dài qua Địa Trung Hải, và với trung tâm là Roma, La Mã cổ đại là một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới trong thời kỳ cổ đại. Trong suốt 12 thế kỉ tồn tại của nền văn minh, qua các cuộc chinh chiến và đồng hóa, La Mã cổ đại đã thống trị các khu vực Nam Âu, Tây Âu, Tiểu Á, Bắc Phi và một phần của Đông Âu. Đây là nền văn minh quyền lực nhất trên lãnh thổ Địa Trung Hải.

Thành phố Roma phát triển từ những khu định cư trên và xung quanh đồi Palatine, xấp xỉ mười tám dặm từ biển Tyrrhenia (một phần của biển Địa Trung Hải) trên dòng sông Tiber. Tại vị trí này sông Tiber có một hòn đảo mà ở đó có thể lội qua sông. Do dòng sông và chỗ cạn, Roma ở vị trí quyết định đối với giao thông và buôn bán.

Trong truyền thuyết của người La Mã, Roma được xây dựng bởi Romulus vào ngày 21 tháng 4 năm 753 TCN. Romulus, người mà tên đã được coi là sinh ra tên của thành Roma, là người đầu tiên trong 7 vị vua của Roma mà người cuối cùng là Tarquin Kiêu hãnh bị phế truất vào năm 510 hay 509 TCN khi La Mã Cộng hoà được thiết lập. Những vị vua thần thoại hay bán thần thoại là (theo thứ tự thời gian): Romulus, Numa Pompilius (Vua hiền Numa), Tullus Hostilius, Ancus Marcius, Tarquinius Priscus, Servius Tullius, và Tarquinius Superbus (Tarquin Kiêu hãnh).

Cộng hòa La Mã được thành lập vào năm 509 TCN, theo những tác giả về sau như Livy, khi nhà vua bị hạ bệ, và một hệ thống dựa trên những quan chức hành chính địa phương được bầu ra hằng năm. Quan trọng nhất là hai quan chấp chính tối cao, những người cùng nhau áp dụng quyền hành pháp, nhưng phải đấu tranh với Hội đồng Nguyên lão cứ lớn lên về quy mô và quyền lực cùng với lực lượng của nền Cộng hoà. Các chức vị quan toà lúc đầu chỉ được giới hạn cho quý tộc nhưng sau này được mở rộng cho cả người bình dân.

Người La Mã dần dần đánh bại những dân tộc khác trên bán đảo Ý, chủ yếu liên quan đến những bộ tộc Ý khác (thuộc dòng Ấn-Âu) như người Samnite và Sabine, nhưng cũng có cả người Etrusca. Mối đe doạ cuối cùng cho đế chế La Mã đến khi Tarentum, một thuộc địa lớn của Hy Lạp, nhận được sự giúp đỡ của vua xứ Ipiroslà Pyrros vào năm 282 TCN.

Trong nửa sau của thế kỉ thứ 3 TCN, Roma xung đột với Carthage trong 2 cuộc Chiến tranh Punic, xâm chiếm Sicilia và Iberia. Sau khi đánh bại Vương quốc Macedonia và Đế chế Seleucid vào thế kỉ thứ 2 TCN, người La Mã trở thành những người chủ không thể chối cãi của vùng Địa Trung Hải.

Xung đột nội bộ giờ đây trở thành mối đe doạ lớn nhất đối với nền Cộng hoà. Hội đồng Nguyên lão, khư khư giữ lấy quyền lực cho mình, liên tục phản đối những cải cách đất đai quan trọng. Một hậu quả không lường trước được từ cải cách quân sự của Gaius Marius là quân lính thường có lòng trung thành với người chỉ huy của họ nhiều hơn đối với thành phố, và một vị tướng hùng mạnh như Marius, hay đối thủ của ông Lucius Cornelius Sulla, có đủ khả năng uy hiếp buộc thành phố và Hội đồng Nguyên lão phải nhượng bộ.

Vào giữa thế kỉ 1 TCN ba người, Julius Caesar, Gnaeus Pompeius Magnus (Pompey) và Marcus Licinius Crassus, đã nắm quyền kiểm soát không chính thức của chính phủ cộng hoà thông qua một hiệp ước bí mật được biết đến như là Chế độ Tam hùng đầu tiên. Caesar có thể hoà hợp với những đối thủ Pompey và Crassus, cả hai đều là những người cực giàu với quân đội riêng và sự nghiệp thượng nghị sĩ, và hành động vì lợi ích của cả hai người khi bầu chọn quan chấp chính tối cao, trước khi dùng cương vị thống đốc của mình như người cầm quyền của Gaule để tự mình có được danh tiếng quân sự.

Sau cái chết của Crassus và sự sụp đổ của chế độ Tam hùng, một sự tách biệt giữa Caesar và Hội đồng Nguyên lão đã dẫn tới nội chiến, với Pompey dẫn đầu lực lượng của Hội đồng. Caesar chiến thắng và được phong làm nhà độc tài suốt đời sau khi từ chối tước hiệu quốc vương. Tuy nhiên, ông ta chiếm lấy quá nhiều quyền lực quá nhanh đối với một vài thượng nghị sĩ, và bị ám sát trong một âm mưu được tổ chức bởi Brutus và Cassius vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN.

Một chế độ Tam hùng thứ hai, bao gồm người thừa kế đã được chỉ định của Augustus và những cựu trợ thần Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus, lên nắm quyền, nhưng những thành viên của nó nhanh chóng rơi vào một cuộc đấu tranh giành quyền thống trị. Trong nỗ lực cuối giành chính quyền Cộng hoà, Augustus đánh bại Antonius tại trận chiến Actium vào năm 31 TCN và thôn tính những vùng lãnh thổ của Cleopatra, người vợ phương Đông của Antonius. Augustus giữ lại Ai Cập như là thuộc địa không chính thức của nhà vua, bảo đảm một thu nhập để lấy lòng những cư dân thủ đô. Giờ đây ông ta nắm lấy quyền lực gần như tuyệt đối với tư cách là thống soái quân sư, người bảo vệ duy nhất của quần chúng, và quyền lực tối cao trên lãnh thổ La Mã, và lấy tên Augustus. Những xác lập hiến pháp trên (đã biến Roma từ một nước cộng hoà thành một đế quốc). Người kế vị được chỉ định của Augustus, Tiberius, lên nắm quyền mà không có cuộc đổ máu nào (thậm chí còn không có nhiều sự kháng cự), và như vậy đã hoàn thành công trình của ông.

Trong thời kì Đế quốc, biên giới đế chế tương đối ổn định vì người La Mã đã chế ngự được các cuộc nổi dậy, những kẻ lăm le quyền lợi đế quốc, những cuộc xâm lược của những "người man rợ" (barbarian) và những khó khăn khác. Để đối phó tốt hơn với nhiệm vụ giữ cả đế chế lại với nhau, các hoàng đế bắt đầu chỉ định các vị đồng hoàng đế (co-emperor), mặc dù điều này thường dẫn đến nội chiến. Sau năm 395 đế chế đã bắt đầu tách thành hai phần đông và tây.

Theo Edward Gibbon, Đế quốc La Mã đã không chống cự được cuộc xâm lược của người man rợ (barbarian) do sự mất lòng tin đối với các cư dân. Họ đã trở nên lười biếng và uỷ mị, giao phó nghĩa vụ bảo vệ Đế chế của họ cho bọn lính đánh thuê người dã man. Vai trò của lực lượng quân đội người dã man trở nên dày đặc và ăn sâu đến nỗi họ có thể dễ dàng vượt mặt Đế chế. Những người La Mã, Gibbon nói, đã trở thành ẻo lả như phụ nữ và không muốn sống theo kiểu quân sự.

Thêm vào đó, Gibbon cũng ám chỉ vai trò của Thiên chúa giáo trong sự sụp đổ của Roma. Thiên chúa giáo, ông nói, đã tạo ra niềm tin vào một thế giới khác và gợi ý rằng có một cuộc sống tốt đẹp hơn sau cái chết. Điều này cổ vũ sự thờ ơ giữa những công dân La Mã tin rằng họ sẽ có một cuộc sống tốt hơn sau khi họ chết, do đó huỷ hoại ý muốn của họ về việc duy trì và hi sinh cho đế chế. Thêm nữa, sự nổi lên của Thiên chúa giáo cũng tạo ra một sự xác định tư hữu quan trọng hơn nhà nước, làm thu nhỏ hơn mong muốn đưa những nhu cầu của nhà nước lên trên của bản thân. Giải thích này được nhìn nhận với thái độ hoài nghi bởi đế chế chỉ bị tan rã ở phía Tây, trong khi ở phía Đông, Đế chế vẫn tiếp tục như là Đế chế Byzantine ở Phương Đông. Tuy nhiên, mọi người điều đồng ý rằng sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã rất phức tạp không chỉ có một nguyên nhân.

Các nhà sử học ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau cho sự sụp đổ của đế chế phía tây: việc nhiễm độc chì các thùng rượu, bệnh dịch, sự mục nát chính trị, văn hóa đô thị không còn sức sáng tạo, và việc dịch chuyển dịch vụ quân sự cho người nước ngoài và người ở ven đế quốc.

Trong Đế quốc La Mã, từ "người dã man" chỉ bất cứ ai không phải là một công dân La Mã, và được áp dụng chủ yếu cho những bộ tộc Bắc Âu ngoài tầm ảnh hưởng của nền văn hoá Roma.


Các câu hỏi tương tự
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Cường
Xem chi tiết
Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
LÊ HOÀNG NHƯ
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Flory Thư
Xem chi tiết
Hồng Lê
Xem chi tiết
Nhii Nhii
Xem chi tiết
NGUYỄN THANH NGÂN
Xem chi tiết