Bạn tham khảo:
Mở đầu bài văn, với một giọng điệu trò chuyện, tác giả đã nêu lên một loạt tấm gương trung thần nghĩa sĩ dũng cảm xả thân vì nước. Nói cách khác tác giả đang nêu lên nguyên lí đạo đức , cơ sở lý luận tư tưởng để khích lệ quân sĩ của mình. Những vị trung thân nghĩa sĩ ấy là “Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc”. có thể nói lập luận của Trần Quốc Tuấn vô cùng dễ hiểu ngắn gọn và súc tích. Ngài nói rằng võ tướng không thể hiểu được thì ngài lại lấy những minh chứng thực tế để cho họ hiểu. Và từ những điều ấy thì xét về thời điểm họ ra đời thì cũng phải có trách nhiệm với sự tồn vong của đất nước. Sang đoạn tiếp theo tác giả đã phơi bày tố cáo những tội ác mà bọn giặc gây ra cho đất nước ta, đồng thời qua đó ông thể hiện tấm lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của mình. Tội ác của chúng được Trần Quốc Tuấn nêu lên “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !”. đó là hàng loạt tội ác của quân giặc, qua những hình ảnh “ nghênh ngang đi giữa đường” “ sỉ mắng triều đình” và những âm mưu của chúng ta đã vạch rõ tội ác và âm mưu của chúng.