Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Cấu tạo của phích nước khá đơn giản, gồm hai phần chính là ruột phích và vỏ phích. Bao bên ngoài là phần vỏ phích có hình trụ sau đó bóp lại ở phần miệng, hiện nay phổ biến nhất là loại phích có đường kính đáy 15cm, chiều cao phích khoảng 40cm. Vỏ phích làm chủ yếu bằng hai chất liệu chính là kim loại và nhựa. Với loại phích vỏ kim loại, phổ biến vào khoảng chục năm về trước thì đi kèm với một cái nút bằng gỗ, để đóng vào miệng phích, bên ngoài có thêm một chiếc nắp bằng nhôm úp lên, bao trùm cả phần miệng phích để tránh cho nút gỗ bị bung ra và đảm bảo vệ sinh. Ngày nay người ta ưa dùng loại phích có vỏ nhựa bởi nó nhẹ nhàng, và có phần nắp nhựa có ren, chắc chắn, ngăn cản sự thoát nhiệt tốt, bền và rẻ hơn. Bên hông phích còn thiết kế một tay cầm chắc chắn, để thuận tiện cho việc rót nước ra khỏi phích một cách chính xác, tránh đổ vỡ gây nguy hiểm. Ngoài ra các kiểu phích lớn còn có thêm một quai xách, để tiện lợi cho việc di chuyển. Bề ngoài vỏ phích có thể trang trí nhiều loại họa tiết trong đó phổ biến là cách hình hoa lá, phong cảnh, gợi tạo cảm giác dân dã, thông dụng. Ngoài ra các nhà sản xuất còn đánh dấu thương hiệu bằng cách in lên trên vỏ phích lô-gô của công ty mình. Phần ruột phích là một kiểu bình được cấu tạo bằng hai lớp thủy tinh ngăn cách nhau bằng một khoảng trống ở giữa, nối với nhau ở miệng. Khoảng trống giữa hai lớp thủy tinh này là khoảng chân không giúp ngăn cản sự truyền nhiệt, để gia tăng khả năng giữ nhiệt thì mặt đối diện nhau của hai lớp thủy tinh này được tráng một lớp bạc mỏng, có chức năng bức xạ lại các tia nhiệt có xu hướng tiến ra ngoài vỏ phích. Chính vì vậy khả năng giữ nhiệt của phích là khá tốt, sau 24 giờ nước từ 100 độ C còn khoảng từ 65-70 độ C phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Về việc chọn mua phích cũng có nhiều điều cần lưu ý để chọn được một chiếc phích tốt, giữ nhiệt lâu. Khi đi mua, nên quan sát tỉ mỉ phần vỏ và phần ruột phích, mở nắp ra kiểm phần ruột bên trong xem có còn nguyên vẹn hay không, áp tai vào miệng bình, nếu khi có tiếng “ro ro” là phích tốt, bởi khi phích kín, khả năng bức xạ tốt thì mới có kiểu âm thanh này. Ngoài ra còn cần kiểm tra cả nắp phích để chắc chắn rằng nắp phích kín, van ăn khớp vào nhau, trành làm rò rỉ nước hoặc thoát nhiệt ra ngoài môi trường. Phần quai xách và quai cầm cũng cần phải thực sự chắc chắn, để đảm bảo không bị rớt vỡ phích gây nguy hiểm khi sử dụng. Về việc sử dụng phích thì khá đơn giản, để giữ nhiệt được lâu, tốt nhất là sau khi sử dụng thì đóng ngay nắp phích lại, khi rót nước vào phích cũng không nên rót đầy, mà nên để lại một khoảng trống gần miệng để tạo một lớp cách nhiệt bằng không khí, bởi so với nước thì không khí truyền nhiệt kém hơn rất nhiều.