2.Gia đình là nơi để ta tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất... Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.
Tính cẩn thận là đức tính hàng đầu để học sinh phấn đấu vươn lên học giỏi. Làm bài tập, bài thi môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, … lúc học trên lớp, lúc ở phòng thi hay khi ở nhà, với tính cẩn thận, chu đáo, người học trò biết đọc kĩ đề bài, suy nghĩ kĩ các câu hỏi, làm nháp đâu vào đấy rồi mới viết vào vở, vào giấy làm bài hay giấy thi; làm xong bài còn đọc kiểm tra lại đổ sửa chữa, bổ sung mọi sai sót, nếu có.
Câu tục ngữ: "Ăn nhai, nói nghĩ nói lên bài học về cách suy nghĩ chín chắn trước lúc nói, nhắc mọi người cẩn thận, cẩn trọng trong giao tiếp.
Làm bất cứ việc gì, dù nhỏ hoặc lớn, ai cũng cần hành động một cách cẩn thận thì mới có thể thu được kết quả tốt đẹp; nếu làm ẩu, làm vội vàng cho xong việc thì hậu quả sẽ chẳng ra gì! "Cẩn tắc vô áy náy", "cẩn tắc vô ưu" là những lời khuyên của ông bà, cha mẹ mà con cháu phải nhớ để rèn luyện đức tính cẩn thận.
Cẩn thận để học tập tốt, lao động tốt. cẩn thận để sống đẹp, sống mẫu mực. Tuổi trẻ có cẩn thận sẽ sớm hình thành nhân cách văn hóa, để mai sau bước vào đời có phong cách sống chững chạc trước bàn dân thiên hạ.
Tính cẩn thận là đức tính hàng đầu để học sinh phấn đấu vươn lên học giỏi. Làm bài tập, bài thi môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, … lúc học trên lớp, lúc ở phòng thi hay khi ở nhà, với tính cẩn thận, chu đáo, người học trò biết đọc kĩ đề bài, suy nghĩ kĩ các câu hỏi, làm nháp đâu vào đấy rồi mới viết vào vở, vào giấy làm bài hay giấy thi; làm xong bài còn đọc kiểm tra lại đổ sửa chữa, bổ sung mọi sai sót, nếu có.
Câu tục ngữ: "Ăn nhai, nói nghĩ nói lên bài học về cách suy nghĩ chín chắn trước lúc nói, nhắc mọi người cẩn thận, cẩn trọng trong giao tiếp.
Làm bất cứ việc gì, dù nhỏ hoặc lớn, ai cũng cần hành động một cách cẩn thận thì mới có thể thu được kết quả tốt đẹp; nếu làm ẩu, làm vội vàng cho xong việc thì hậu quả sẽ chẳng ra gì! "Cẩn tắc vô áy náy", "cẩn tắc vô ưu" là những lời khuyên của ông bà, cha mẹ mà con cháu phải nhớ để rèn luyện đức tính cẩn thận.
Cẩn thận để học tập tốt, lao động tốt. cẩn thận để sống đẹp, sống mẫu mực. Tuổi trẻ có cẩn thận sẽ sớm hình thành nhân cách văn hóa, để mai sau bước vào đời có phong cách sống chững chạc trước bàn dân thiên hạ.