Tham khảo nhé:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt,giới thiệu thực trạng bệnh thành tích trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về hiện tượng này.
II. THÂN BÀI
Giải thích khái niệm về bệnh thành tích:
Bệnh thành tích là gì? Sự theo đuổi hư danh, chạy theo thành tích bên ngoài để được mọi người tôn trọng, công nhận nhưng không chú trọng rèn luyện năng lực bản thân để xứng với những danh hiệu, thành tích đó.
Thực trạng vấn đề bệnh thành tích trong xã hội và giáo dục:
Tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh ở các trường rất cao nhưng số học sinh thực sự đủ năng lực tốt nghiệp cần nhìn nhận lại. Điểm số và năng lực của học sinh đôi khi chênh lệch rất lớn. Các bằng cấp giả tràn lan khắp nơi. Các dịch vụ viết luận văn thuê, viết báo cáo thuê vẫn đang đắt hàng. ...Nguyên nhân dẫn đến bệnh thành tích:
Nhu cầu chạy theo chỉ tiêu, thăng tiến trong công việc, mưu cầu địa vị xã hội. Ngại khó, lười nhác, muốn đạt thành tích nhưng không muốn cố gắn, không chịu phấn đấu. Thích được người khác nhìn lên, được ngưỡng mộ nhưng không có năng lực tương xứng. ...Hậu quả của bệnh thành tích:
Khiến con người hình thành nên tính chủ quan, dần không ý thức rõ được năng lực thực sự của mình, lơ là trong việc rèn luyện nâng cao năng lực bản thân. Chất lượng đầu ra của các trường ngày càng thấp, chất lượng đội ngũ làm việc trong tương lai ngày càng kém. Năng lực con người không theo kịp với bằng cấp, dễ tạo ra những sai lầm nghiêm trọng trong công việc, gây ra những hiệu quả khôn lường cho xã hội. ...Giải pháp khắc phục vấn đề bệnh thành tích:
Tuyên truyền, giáo dục nhận thức trong toàn xã hội về tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực, tích lũy kiến thức và tác hại của bệnh thành tích. Có những quy định, biện pháp kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân và tập thể vi phạm. Thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến khích rèn luyện và kiểm tra năng lực chuyên môn. ...III. KẾT BÀI
Khái quát lại ý kiến, nhận định chung về bệnh thành tích. Đúc kết kinh nghiệm, đưa ra lời khuyên.
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà có những người bỏ ra cả cuộc đời để theo đuổi? Phải chăng, đó là sự hoàn hảo trong công việc, là cuộc sống giàu sang, được nhiều người nể phục? Thực ra thành công đơn giản và gần gũi hơn rất nhiều. Đó là khi bạn nấu được một bữa cơm ngon, giải một bài toán khó hay giúp mẹ một vài việc vặt… Nhưng dẫu được định nghĩa thế nào chăng nữa, thành công vẫn phải là kết quả của quá trình không ngừng cố gắng, nỗ lực, dám chấp nhận và vượt qua thất bại. Và, tuyệt đối đừng biến con đường theo đuổi thành công trở thành bi kịch bởi cố gắng không đồng nghĩa với bất chấp tất cả để đạt được điều mình mong muốn. Thành công cũng giống như con người, chỉ bền vững khi được tạo nên từ chính sức lực của chính mình với một cái tâm trong sáng. Một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách ta nhìn nhận nó mà thôi”. Vậy nên, mỗi chúng ta đừng ủ rũ mà cho rằng mình là kẻ thua cuộc, hãy cứ vui lên và bước tiếp con đường đã chọn .
Trong một xã hội phát triển, mỗi một cá nhân hay tập thể đều có sự nỗ lực không ngừng nghỉ để khẳng định bản thân mình. Những tấm huy chương, những tờ giấy khen, ... được coi là thành quả của công sức mà họ đã bỏ ra. Tuy nhiên, nhiều người lại coi đó là cái đích để vươn đến mà theo đuổi, tạo ra một căn bệnh của xã hội. Đó là bệnh thành tích.Thông thường "bệnh" được sử dụng khi cơ thể có cảm giác không bình thường, hoặc bị vi rút, vi khuẩn xâm nhập. Thành tích vốn là thành quả, thành tựu, thành công, là chuyện tốt, chuyện hay, đáng nêu gương, đáng học. Nhưng khi ghép chung với từ "bệnh" nó lại tạo ra một nghĩa "bất thường", và thành tích giờ đây mang theo nghĩa tiêu cực. Phải chăng "Thành tích" đã trở thành một loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập và con người?Căn bệnh này đang ngày một gia tăng theo chiều hướng đi lên và mang lại nhiều hậu quả khôn lường. Vậy, trước tình hình đó chúng ta cần phải làm gì? Có những biện pháp nào để giải quyết căn bệnh này? Thực chất, trong những năm qua, nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp nhằm đầy lùi căn bệnh này. Nhưng thực tế hiệu quả cũng những chính sách được đề ra lại không cao. "Bệnh thành tích" vốn xuất phát từ những tham vọng không chính đáng của con người. Vì vậy, tính tự giác, sự rèn luyện bản thân, đẩy lùi tư tưởng ham muốn thành tích mới có thể "chữa khỏi" được căn bệnh này.Học thật, thu nhận những kiến thức thật mới đem lại giá trị cho bản thân. Thành tích chỉ giống như những lời khen ngợi, đánh giá khách quan về những gì ta đạt được. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ được vấn đề này để có cái nhìn đúng đắn cho cuộc sống tương lai.