Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Hương Giang

viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về nham đề nghệ thuật trào phúng được biểu hiện qua văn bản"thuế máu" trích trong bài bản án chế độ thực dân pháp của nguyễn ái quốc
giúp mình với

Sinh Nguyễn Thị
6 tháng 5 2019 lúc 17:05

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm giàu ý nghĩa về mặt chính trị và lịch sử. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là nghệ thuật châm biếm trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật trào phúng và ngòi bút châm biếm sắc sảo đã được thể hiện ở ngay cách tác giả đặt tiêu đề: Thuế máu. Bên cạnh những thứ thuế như thuế rượu, thuế muối, thuế gạo, nhân dân ta thời kì ấy còn phải gánh chịu một thứ thuế kinh khủng, tàn nhẫn hơn, đó là thuế được trả bằng máu. Như vậy, qua tiêu đề vô cùng súc tích, ngắn gọn, người đọc đã hình dung được phần nào về tình cảnh khốn khổ, tội nghiệp của nhân dân ta khi Pháp xâm lược và cai trị. Đồng thời, nhan đề ấy cũng bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

Nghệ thuật châm biếm và trào phúng tiếp tục được tô đậm hơn nữa khi tác giả vạch trần những thủ đoạn, mánh khóe của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa. Trước chiến tranh, họ bị coi là giống người hạ đẳng, là “An- Nam- mít da đen bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị, bị đối xử đánh đập như súc vật. Rồi khi chiến tranh vui tươi bùng nổ, các quan cai trị lập tức đổi thái độ, gọi người bản xứ là: con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Chiến tranh kết thúc, họ lại trở về là thân phận nô lệ ban đầu. Sự tương phản đau đớn ấy đã được thể hiện bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chính quyền thực dân. “Chế độ lính tình nguyện” mang sắc thái trào phúng tự nhiên, ở đây là bắt buộc, cưỡng bức chứ không hề do người dân thuộc địa sẵn sàng, phấn khởi lên đường. Với sự ra đời của chế độ này, chính quyền thực dân tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính. Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu, sẵn sàng trói, xích nhốt người ta như nhốt súc vật, đàn áp dã man nếu như có chống đối. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với luận điệu của chính quyền thực dân: hứa hậu đãi sau chiến tranh, rêu rao về sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Đó là những chiêu trò lừa dối, mị dân, đểu cáng để che đậy bản chất tàn ác, dã man của chính quyền thực dân khi biến những người dân bản xứ thành vật hy sinh. Bằng lập luận phản bác, mâu thuẫn, trào phúng và câu hỏi tu từ, điệp từ, tác giả tiếp tục lột cái mặt nạ vô nhân đạo, tráo trở, tàn nhẫn của thực dân Pháp. Những người dân thuộc địa sau khi trở về từ chiến tranh bị tước đoạt hết của cải, bị đối xử, đánh đập thô bỉ như súc vật. Họ lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng và bẩn thỉu, bị lừa dối, áp bức và rơi vào tình cảnh cùng quẫn, trở thành nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của Pháp. Sự tráo trở, tàn nhẫn, độc ác đó không chỉ đối với người dân bản xứ mà còn với ngay cả những người Pháp lương thiện. Bằng việc cấp môn bài bán lẽ thuốc phiện, chính quyền thực dân đã đầu độc con người và lôi kéo nạn nhân đáng thương vào tội ác.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu cay của tác phẩm đã được thể hiện qua những hình ảnh xác thực, sinh động, giàu ý nghĩa biểu cảm và có ý nghĩa tố cáo. Qua nghệ thuật châm biếm và giọng điệu trào phúng sâu sắc, mỉa mai, ta đã có một cái nhìn cụ thể về bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột “thuế máu”.

Khanh Tay Mon
6 tháng 5 2019 lúc 17:07

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm giàu ý nghĩa về mặt chính trị và lịch sử. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là nghệ thuật châm biếm trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật trào phúng và ngòi bút châm biếm sắc sảo đã được thể hiện ở ngay cách tác giả đặt tiêu đề: Thuế máu. Bên cạnh những thứ thuế như thuế rượu, thuế muối, thuế gạo, nhân dân ta thời kì ấy còn phải gánh chịu một thứ thuế kinh khủng, tàn nhẫn hơn, đó là thuế được trả bằng máu. Như vậy, qua tiêu đề vô cùng súc tích, ngắn gọn, người đọc đã hình dung được phần nào về tình cảnh khốn khổ, tội nghiệp của nhân dân ta khi Pháp xâm lược và cai trị. Đồng thời, nhan đề ấy cũng bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

Nghệ thuật châm biếm và trào phúng tiếp tục được tô đậm hơn nữa khi tác giả vạch trần những thủ đoạn, mánh khóe của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa. Trước chiến tranh, họ bị coi là giống người hạ đẳng, là “An- Nam- mít da đen bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị, bị đối xử đánh đập như súc vật. Rồi khi chiến tranh vui tươi bùng nổ, các quan cai trị lập tức đổi thái độ, gọi người bản xứ là: con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Chiến tranh kết thúc, họ lại trở về là thân phận nô lệ ban đầu. Sự tương phản đau đớn ấy đã được thể hiện bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chính quyền thực dân. “Chế độ lính tình nguyện” mang sắc thái trào phúng tự nhiên, ở đây là bắt buộc, cưỡng bức chứ không hề do người dân thuộc địa sẵn sàng, phấn khởi lên đường. Với sự ra đời của chế độ này, chính quyền thực dân tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính. Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu, sẵn sàng trói, xích nhốt người ta như nhốt súc vật, đàn áp dã man nếu như có chống đối. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với luận điệu của chính quyền thực dân: hứa hậu đãi sau chiến tranh, rêu rao về sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Đó là những chiêu trò lừa dối, mị dân, đểu cáng để che đậy bản chất tàn ác, dã man của chính quyền thực dân khi biến những người dân bản xứ thành vật hy sinh. Bằng lập luận phản bác, mâu thuẫn, trào phúng và câu hỏi tu từ, điệp từ, tác giả tiếp tục lột cái mặt nạ vô nhân đạo, tráo trở, tàn nhẫn của thực dân Pháp. Những người dân thuộc địa sau khi trở về từ chiến tranh bị tước đoạt hết của cải, bị đối xử, đánh đập thô bỉ như súc vật. Họ lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng và bẩn thỉu, bị lừa dối, áp bức và rơi vào tình cảnh cùng quẫn, trở thành nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của Pháp. Sự tráo trở, tàn nhẫn, độc ác đó không chỉ đối với người dân bản xứ mà còn với ngay cả những người Pháp lương thiện. Bằng việc cấp môn bài bán lẽ thuốc phiện, chính quyền thực dân đã đầu độc con người và lôi kéo nạn nhân đáng thương vào tội ác.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu cay của tác phẩm đã được thể hiện qua những hình ảnh xác thực, sinh động, giàu ý nghĩa biểu cảm và có ý nghĩa tố cáo. Qua nghệ thuật châm biếm và giọng điệu trào phúng sâu sắc, mỉa mai, ta đã có một cái nhìn cụ thể về bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột “thuế máu”.

Khanh Tay Mon
9 tháng 5 2019 lúc 16:00

Cái tên Thuế máu bao hàm nhiều ý nghĩa. Nó gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa, đồng thời biểu lộ thái độ căm phẫn trước tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân. Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí, song có lẽ một trong những thứ thuế tàn ác, dã man nhất là thứ thuế thu bằng xương máu và tính mạng của họ.

Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương Thuế máu cũng hàm ý bóc trần các chính sách lừa bịp để bóc lột người dân thuộc địa đến tận xương tủy của chính quyền thực dân cai trị. Từ Chiến tranh và người bản xứ đến Chế độ lính tình nguyện rồi Kết quả của sự hi sinh, qua các phần tiếp nối nhau như thế, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước phơi bày bản chất "ăn thịt người" của bè lũ thực dân.


Các câu hỏi tương tự
Ngô Thị Hồng Ánh
Xem chi tiết
Linh Phương
Xem chi tiết
Lèng Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
Đỗ Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Dung Kim
Xem chi tiết
Pocathy Tran
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Dung Kim
Xem chi tiết
Trang Lê
Xem chi tiết