Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như hệ thống tư tưởng của Người, chúng ta thấy tư tưởng về kinh tế nói chung và quan điểm về phát huy nhân tố con người trong quá trình sản xuất kinh tế nói riêng là một vấn đề trung tâm, xuyên suốt. Người thường nói: “Vô luận việc gì đều do con người làm ra cả”, “có dân là có tất cả”. Do đó, Người thường nhắc nhở cán bộ phải biết tin ở dân; dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân - của toàn thể cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân.Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất - tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Trong mọi hoạt động của xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh tế không thể thiếu vắng bàn tay khối óc của con người.Thứ nhất, phải cân đối; phải nhìn xa, thấy rộng; phải rất tỉ mỉ, chu đáo, thật sát với cơ sở.Thứ hai, phải đảm bảo vấn đề dân chủ trong việc làm kế hoạch, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trênThứ ba, phải thiết thực, tính toán cẩn thận, điều kiện cụ thể, “chớ làm kế hoạch cho đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”. Điều đó khiến chúng ta rõ thấy những giá trị tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh vẫn mang tính thời đại, mà thực tiễn chúng ta cần nghiên cứu vận dụng để xây dựng và phát triển đất nước.