Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mẽ Hân

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu

Thời Sênh
10 tháng 12 2018 lúc 20:26

Suy nghĩ về nhân vật bé Thu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng như đã xây dựng lên thật thành công, bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc và cũng thật là mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi. Ta dương như có thể nhận thấy được rằng cũng chính với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn Nuyễn Quang Sáng như cũng lại tỏ ra rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động và cũng thật đặc sắc chinh với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Thế rồi cũng khi bị ba đánh, bé Thu lúc đó lại “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Tất cả các chi tiết như cũng đã thể hiện đuộc có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu. Đó chính là khi đứng giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi. Thế rồi người đọc như cũng nhận thấy được ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Nhân vật bé Thu như được khắc họa một cách thật gần gũi và cũng thật cảm động trong lòng người đọc biết bao nhiêu

Ngọc Minh
22 tháng 5 2020 lúc 21:27

Tham khảo :

Nếu nói về tình phụ tử chúng ta không thể nào không nhắc đến tác phẩm " Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Tác giả đã khắc họa được rõ nét nhất về tình cảm của ông Sáu và bé Thu. Nhân vật bé Thu qua tính cách, hành động, lời nói đã làm cho nội dung của tác phẩm thêm độc đáo. Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, đầy cá tính và cũng có tình yêu ba vô cùng sâu sắc. Thu yêu quý người cha của mình rất nhiều, và trong tiềm thức của em em chỉ có một người ba duy nhất, đó là người ba trong tấm hình chụp chung với má. Đối với Thu, tình cảm cha con là tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó không dễ dàng gì để thay thế bằng một tình cảm khác. Chính vì thế mà khi ông Sáu- ba em đi lính trở về với một vết thẹo dài trên má, em đã nhất quyết không nhận ba. Không phải vì Thu không yêu quý ba của mình mà chiến tranh với sự tàn khốc của nó đã hủy hoại đi khuôn dạng của một con người để rồi ngày ông Sáu trở về Thu không còn nhận ra được ba mình nữa. Ông Sáu hoàn toàn khác với người ab trong tấm hình mà em đã được xem. Vết thẹo kia chính là dấu tích tàn khốc của chiến tranh để lại trên da thịt của ông Sáu. Nó khiến ông trở nên khác lạ và hoàn toàn xa cách với bé Thu. Cho rằng đây không phải cha mình, thế nên Thu hoàn toàn khước từ mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho. Vậy là bi kịch diễn ra. Trong khi một người cha hết mực thương nhớ con, chỉ có ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi để về thăm nhà và ở bên con thì đứa con lại không nhận cha, hơn thế nó còn có những thái độ và hành động không phải phép với cha. Tất cả những điều ấy càng tô đậm tình thuong, nỗi nhớ ba và tình cảm chân thành mà Thu dành cho ba của mình. Em không nhận ba vì trong tim em chỉ có một người ba duy nhất, một người ba mà em dành chọn tình yêu thương và không một ai có thể thay thế vị trí ấy của ba trong lòng em được. Và cứ tưởng rằng, một cô bé ngang bướng như vậy sẽ chẳng chịu nhận ba. Thế nhưng, khi em biết được sự thật, em đã không ngần ngạy chạy đến níu giữ chân ba, hôn lên vết thẹo trên mặt ba mình. Điều đó là minh chứng rõ nét nhất cho tình cảm cha con thiêng liêng mà không một thế lực bạo tàn nào có thể hủy hoại được, ngay car đó là sự khốc liệt của chiến tranh.


Các câu hỏi tương tự
Thiên
Xem chi tiết
nguyen
Xem chi tiết
Kthy Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Ngô Hưng
Xem chi tiết
08-9.4 Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
Ánh Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Bình Hoàng
Xem chi tiết
Nguyen Duc Thong
Xem chi tiết