1/ Mở bài: Cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa.
2/Thân bài:
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu - Bếp lửa đời: + Là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam + Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm. - Bếp lửa trong thơ Bằng Việt: + Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng. + Nỗi nhớ về bếp lửa được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giác…Mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi. + Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iu…chính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu…Nếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khói, với dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn….(dẫn chứng) + Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháu… Nhớ về bếp lửa, nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.…(dẫn chứng) + Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh biểu tượng cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người. ( dẫn chứng) + Từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn….Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của một tình yêu nồng nàn, đượm đà mà bà dành cho cháu. + Trong tình cảm của bà có tình yêu quê hương, đất nước của những người xa quê, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước.
3/Kết bài:
- Hành trình từ bếp lửa đời đến bếp lửa trong thơ Bằng Việt là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết ơn và sức sống mãnh liệt. - Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa tình yêu và niềm tin mãnh liệt, không bao giờ vụt tắt.
dàn ý đó