Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Myoung Mina

Viết đ​oạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh tứ bình trong bài nhớ rừng của Thế Lữ trong đoạn văn có sd câu cảm thán

Myoung Mina
13 tháng 3 2017 lúc 18:28

Mai rảnk tự làm rồi đăng lên đây mọi người cho mk cái nc

Hương Hari
13 tháng 3 2017 lúc 21:19

Bạn tham khảo nhé !!!!

Nhớ Rừng là tác phẩm được Thể Lư cảm nhận như một bức tranh tuyệt mĩ , tráng lệ . Có suối , có những ngày mưa , có tiếng bình minh và cả ánh mặt trời gay gắt. Tất cả đều được thể hiện qua những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Nơi con hổ ngự trị ngày xưa - nơi hùng vĩ, tuyệt đẹp , đó là cánh rừng với muôn trùng cảnh đẹp : tiếng gió , giọng nguồn hét núi. Khi màng đêm buông xuống, chúa tể như thống trị cả muôn loài :

... Ta buoc chan len dong dac, duong hoang,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm , lá gai, co sac.

Trong hang toi khi mat than da quac,

Là khiến cho mọi vật đều im hoi

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên ,không tuổi.

Ổi ! Tất cả như bừng dậy trong đêm tối .

Nhưng... giờ đây tất cả mọi vật như nằm gọn trong khung sắt này de hon của kẻ ngu tri phảng phất đâu đó bên cánh rừng kia:

'' Co biet chang trong nhung ngay ngao ngan,

Ta duong theo giac mong ngan to lon

De hon ta phang phat duoc gan nguoi

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! ''

Nhung tat

Myoung Mina
14 tháng 3 2017 lúc 15:05

Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói"đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.


Các câu hỏi tương tự
Myoung Mina
Xem chi tiết
Trần Gia Huy
Xem chi tiết
Mai Vũ Kiều Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Huong Do
Xem chi tiết
Việt Anh Pham
Xem chi tiết
Huỳnh phúc bảo
Xem chi tiết
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Shaloneer Hà
Xem chi tiết