Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Danh

Viết bài tập làm văn số 6

Đề bài văn:Suy nghĩ về đời sống hoàn cảnh gia đình trong chiến tranh qua câu chuyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

Võ Bảo Vân
5 tháng 5 2020 lúc 20:04

tham khảo:

Trong đời sống tinh thần của con người, gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng nhất. Nhưng chiến tranh đã chia cắt những con người trong một mái nhà, khiến người mẹ phải mất con, vợ phải xa chồng, những đứa con sinh ra không được thấy mặt cha. Truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một phần trong những điều thiêng liêng ấy. Tình cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu bị chia cắt trong lòng người đọc với sự cảm thông sâu sắc bởi cuộc kháng chiến chống Pháp.

Chiến tranh đã khiến gia đình ông Sáu lâm vào cảnh chia li, ông Sáu thoát li đi kháng chiến khi đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Suốt tám năm trời, ông chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ và bé Thu cũng vậy. Trong một lần về thăm nhà trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con. Ngay từ phút đầu nhận ra con ông đã không thể kìm lòng “xuồng chưa cập bên đã nhón chân nhảy thót lên bờ”. Chừng ấy năm thương nhớ, người cha không còn có thể chờ lâu hơn được nữa. Ông vội “bước những bước dài” đến bên con, rồi bằng tất cả lòng nhung nhớ chất chứa bấy lâu, bật ra tiếng gọi vừa thiết tha, vừa đau đớn – tiếng gọi như đã đợi chờ bảy, tám năm rồi. Nhưng hệ luỵ của chiến tranh quá dài đã tạo nên một tình huống mà chính người cán bộ già dặn là ông Sáu cũng không thể ngờ tới. Khi nhìn thấy con gái, ông đã nghĩ rằng con ông sẽ chạy xô vào lòng và ôm lấy cổ ông. Nhưng cuộc đời thật éo le. Ông Sáu càng hồ hỏi bao nhiêu thì bé Thu càng lảng tránh bấy nhiêu. Ngược lại hoàn toàn tất cả những gì người cha mong đợi, con bé im lặng, sợ hãi. Trong lòng ông Sáu đau đớn, hụt hẫng, thất vọng tột cùng “đứng sững lại đó”, mặt tối sầm, “hai tay buông” như bị gãy, vết thẹo đỏ ửng lên. Ồng không biết rằng : bé Thu sợ hãi khi gặp ông là bởi vết thẹo trên mặt ông khiến ông trông dễ sợ, khiến ông không giống người đần ông chụp chung với má nó trong tấm hình nhỏ. Một đứa trẻ tám tuổi sẽ cảm thấy sợ hãi khi có một người lạ, mặt đen với vết thẹo đáng sợ tự xứng là ba, lại còn muốn ôm chầm lấy nó. Bé Thu đâu biết, vết sẹo ấy là vết tích của chiến tranh đã để lại trên thân thể người cha yêu quý. Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù đã chia rẽ cuộc sống của hai cha con ông Sáu, cũng như bao gia đình Việt Nam khác đã chịu đựng hi sinh gian khổ để cứu đất nước. Đó là một thực tế, là nỗi đau không thể quên đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Thế nhưng du chiến tranh có tàn khốc, bom đạn có ác liệt đến đâu cũng không thể chia cắt tình cảm gia đình, tình cha con. Bé Thu đã thể hiện tình yêu thương với người cha trong tấm ảnh một cách thật đặc biệt. Nó tỏ ra xa cách, lạnh nhạt với ông Sáu, cả thái độ ngang ngạnh, hỗn xược khi ông Sáu cố làm thân trong ba ngày ở lại nhà. Đó ià vì bé Thu luôn không coi người đàn ông có vết thẹo đáng sợ ấy là “ba” của mình. Sự ương ngạnh, thái độ có phần như hỗn xược của Thu chính là thể hiện tình yêu thương sâu sắc của Thu dành cho người ba mà Thu vẫn thấy trong tấm hình – người đàn ông hiền lành không có vết thẹo từng chụp hình cùng má nó. Cũng chính vì vậy mà bé Thu nhất quyết không chịu gọi ông Sáu dù chỉ một lần tiếng ba. Tới khi bé Thu hiểu rõ mọi chuyện thì thời gian không còn nữa, ông Sáu sắp phải ra đi, nó mới bày tỏ tình cảm của mình một cách cuống quýt, vội vàng mà cũng thật quyết liệt. Nó bỗng kêu thét lên tiếng “ba”, tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người. Chắc hẳn, nó đã dồn nén tiếng gọi này từ lâu lắm để dành cho người cha đích thực và phải đợi đến gần phút ra đi, nó mới nhận ra ông Sáu chính là người cha mà nó hằng mong nhớ. Tiếng gọi ba “lúc ấy mới vỡ tung ra từ đáy lòng đứa trẻ, làm mọi người sửng sốt. Bé Thu chạy như bay đến bên ông, nó hôn ông, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má”. Dường như nó cảm thấy hối hận vì đã không nhận ra ông sớm hơn, đã lạnh nhạt, hỗn xược với người cha yêu quý chỉ vì “vết thẹo dữ dằn” trên khuôn mặt hiền lành ấy. Nhưng dù sao, nó cũng chỉ là một đứa bé không biết giả dối. Lòng yêu cha mà nó đã giấu kín là dành cho người cha chụp hình với má nó. Chính vết thẹo chiến tranh đã cướp đi của bé Thu quãng thời gian vui vẻ được ở bên cha, làm hai người như lạc vào hai thế giới xa lạ, không hiểu nhau, không thể gần nhau, dù tình cảm cha con luôn gắn kết họ lại. Nhưng dù thái độ của nó với ông Sáu là ngang ngạnh, là hỗn xược, thì tình cảm mà nó dành cho người cha vẫn chỉ là một. Giờ đây, nó ôm chặt ông Sáu bằng tất cả sức mình, níu giữ ông lại như sợ mất đi một thứ gì đó quý giá nhất. Người cha trẻ đẹp chụp cùng má nó giờ như đẹp hơn khi có vết thẹo trên mặt, một dấu tích anh hùng. Dường như, ngay từ giờ phút thức tỉnh đó, Thu bắt đầu thay đổi. Cô bé không chỉ yêu cha mà còn thương cha, tự hào về cha.

Khác với tình cảm hồn nhiên trong sáng của bé Thu, ông Sáu lại thể hiện lòng yêu con của mình một cách thầm lặng. Ông đã hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt. Vì cuộc chiến đấu chung của dân tộc, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân và của chính đứa con gái bé bỏng, ông đã hi sinh vẻ đẹp của thời trai trẻ, chịu đựng nỗi đau thể xác. Trở về nhà, ông lại chịu đựng nỗi đau tinh thần khi đứa con gái không nhận mình. Ba ngày ở nhà như sự thử thách lòng kiên nhẫn của ông Sáu. Trước sự lảng tránh của con, ông chỉ biết im lặng, bất lực, im lặng đến khi không thể im lặng được nữa, ông đánh con. Cái tát ấy không làm ông đau tay mà làm tan nát cõi lòng ông, làm ông ân hận mãi. Cho đến phút cuối cùng trước lúc chia tay, ông mới được hưởng trọn vẹn hạnh phúc của người cha. Ông cảm động rút khăn ra lau nước mắt “khi bé Thu cuống quýt bày tỏ tình cảm với mình”. Nhưng khoảnh khắc ấy chẳng được bao lâu, chiến tranh lại chia cắt họ. Xa con, ông dồn hết nỗi nhớ để làm chiếc lược khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Đến khi cặn kề cái chết, ông vẫn tập trung sức lực cuối cùng nhờ người bạn trao chiếc lược cho bé Thu, ánh mắt trăng trối ấy in sâu vào lòng người bạn, làm người đó không thể nào quên cũng như chỉ có tình cha con là không thể chết được.

Câu chuyện với những tình huống éo le và diễn biến tâm trạng nhân vật phức tạp được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả tinh tế đã khiêh người đọc cảm động trước tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu. Đọc truyện, chúng ta hiểu rằng chiến tranh có thể huỷ hoại cuộc sống, bom đạn có thể vùi lấp thân thể nhưng không thể cướp đi tình cảm gia đình thiêng liêng của con người.

#maymay#

minh nguyet
5 tháng 5 2020 lúc 21:00

Tham khảo:

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó "lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành". Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn "ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu".

Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẵng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con.

Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.

Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sững sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy.

Thế rồi, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng "ba", vào ăn cơm nó chỉ nói trống không "Vô ăn cơm!"

Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!" anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng "Ba". Con bé thật đáo để!

Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở "lòi tói" rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.

Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.

Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa, mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!"

Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng "ba" của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.

Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay.

Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất nặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến tranh đã đi qua nhưng qua tài liệu chúng ta có thể thấy được chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của chúng ta nhà tan, cửa nát, mất mát và chia li. Đọc truyện ngắn Chiếc Lược Ngà chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Minh Trí
Xem chi tiết
Yuki Chi
Xem chi tiết
Thị Ngọc Thảo Đinh
Xem chi tiết
Nhóc Bướng
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Nhok
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Hoàng Linh Chi
Xem chi tiết