Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với ***** Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một ***** đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.
Sống trong túng thiếu nhưng lão không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho. Một biểu hiện thật cao đẹp mà cũng thật chua xót của lòng tự trọng là lão thà chết để giữ trọn đạo làm cha, nhân cách làm người. không thể đi ăn trộm như Binh Tư, không thể phạm vào tiền của con, lão dã âm thần "dọn cho mình con đường sạch sẽ nhất để đi đến nhà mồ" (Văn Giá). Một nỗi nghẹn ngào trào dâng khi ta hiểu rằng: con người cô đơn bất hạnh ấy đã sống bằng một tình yêu thương sâu sắc, bằng nhân cách cao thượng và chết đi trong ý thức tự trọng vô cùng lớn lao. Cái chết của lão là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài "gàn dở bần tiện" hay chỉ làm bộ đạo đức giả. Lão Hạc - người nông dân bình thường, nhỏ nhoi, nghèo đói, nhưng từ lão lại toả ra ánh sáng rạng ngời của nhân cáchTruyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí, đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Xuyên suốt truyện, ta thấy từng suy tính, cân nhắc, lựa chọn của lão Hạc. Nào lão tính toán thời gian con đi, nào tính giá tiền từng bữa ăn của con Vàng, nào tính toán việc bán con Vàng, thậm chí " liệu đâu vào đấy cả" cho cái chết của mình
Qua nhân vật Lão Hạc, nhà văn phơi bày hiện thực về số phận của người nông dân trong XHPK đồng thời lên án gay gắt cái XH bất lương, vô nhân đạo ấy. Từ bi kịch về cái nghèo, về nhân phâme cảu Lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tiếng nói đồng cảm, trân trọng và nâng nui vẻ đẹp ở lão Hạc, giúp người đọc có niềm tin yêu vào con người. Truyện thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Bạn có thể đưa những ý sau vào bài viết:
-Qua văn bản lão hạc mỗi chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương con vô bờ bến của lão,lão thà ăn bả chó,kết thúc cuộc sống của mình để giành lấy sự sống cho con trai lão.Dấu chấm kết thúc cuộc đời lão là bước mở đầu cho con trai lão
-Lão hạc mang những vẻ đẹp của người nông dân trong xã hội cũ:giàu lòng tự trọng ,lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo vì lão cũng hiểu rõ hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn gì mình.Lão không muốn làm phiền xóm làng
-Lão có tình yêu thương với cậu vàng-kỉ vật duy nhất mà cậu con trai để lại cho lão trước khi đi làm ở đồn điền cao su.Lão yêu thương nó như con của mình,gọi nó bằng"cậu vàng ",lão ăn gì cậu ăn nấy.Lão chọn cách chết ăn bả chó cũng có liên quan tới cậu vàng vì lão cho rằng mình đã lừa 1 ***** ,cái chết của lão như sự chuộc lỗi với cậu vàng
-Văn bản lão hạc lên án bộ mặt xủa xã hội đương thời ,tố cáo cái ác và lên tiếng thể hiện tấm lòng của người nông dân với bao nét đẹp.Qua đó ta đồng cảm với người nông dân và rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống hiện tại