Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Thi Thanh Thao

Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ " Tiếng gà trưa "

NHỜ GIÚP MK NHA , MAI MK PHẢI NỘP RÙIkhocroikhocroi

Lê Ánh
1 tháng 12 2016 lúc 18:09

Bài làm

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

tiểu thư họ nguyễn
1 tháng 12 2016 lúc 18:40

Tình cảm gia đình là một trong những điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người. Tình mẹ tình cha tình anh chị em ruột thịt là những thứ tình cảm ta dễ dàng bắt gặp nhất. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ khi cả đất nước là một chiến trường lớn thì cha mẹ theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường ra chiến trận, lùi lại phía hậu phương là bà và cháu nương tựa nhau. Tình cảm bà cháu là một thứ tình cảm cao cả như vậy. Ta đã gặp một người bà cùng đứa cháu nhỏ trong những trận đói quay đói cút của Bằng Việt, giờ nữ sĩ Xuân Quỳnh lại góp thêm vào chân dung về tình bà cháu một góc nhìn mới lặng lẽ mà cũng hết sức tình cảm qua bài thơ Tiếng gà trưa.

Mở đầu bài thơ tác giả dẫn dắt người đọc vào một khung cảnh làng quê hết sức thanh bình vào một buổi trưa :

“ Trên đường hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Đó là một buổi trưa hè im lặng không gian cao và trong dường như bị hút vào cái không khí oi nóng của một ngày hè. Trên đường hành quân người chiến sĩ dừng chân bên một xóm làng để nghỉ ngơi sau quãng đường dài hành quân vội vã. Trong không gian im lặng đó bỗng cất lên một tiếng gà gáy trưa. Tiếng gà như phá vỡ sự tĩnh mịch làm cái bầu không khí đặc quánh như bị pha loãng đánh tan, tiếng gà làm cho tinh thần người chiến sĩ như bớt mệt mỏi, tiếng gà nghe quen lắm, tiếng gà đánh thức làm sống dậy cả một miền kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Miền kí ức nơi làng quê thanh bình có bà có cháu ấm áp quây quần nơi đó có bà tảo tần sớm hôm với đàn gà và ổ trứng vàng.

Âm thanh tiếng gà được tác giả Xuân Quỳnh sử dụng một cách tài tình tiếng gà là sự chuyển đổi cảm giác từ âm thanh thính giác chuyển qua cảm giác của tâm lý về trạng thái cảm xúc.Kỉ niệm tuổi thơ thật giản dị về đàn gà:

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Kỉ niệm đó gắn liền với hình ảnh những chị gà mái với bộ lông óng mượt. Chị gà mái mơ với những đốm hoa trắng trên lưng như điểm xuyết làm duyên làm dáng, chị gà mái vàng với một bộ lông rực rỡ một màu ánh lên màu nắng sóng sánh như mật ong. Trong những câu thơ này tác giả đã hóa thân và đứng dưới điểm nhìn của một chú bé tinh nghịch hình ảnh được khúc xạ qua lăng kính trẻ thơ trở nên thật sống động tươi mới và giàu sức sống. Với cái nhìn trừu tượng kết hợp với biện pháp so sánh tác giả đã vẽ nên hình ảnh đàn gà của tuổi thơ thật đẹp. Tiếng gà không chỉ xóa tan bầu không khí oi bức mà nó còn dẫn dắt dòng suy nghĩ về người bà tảo tần

    

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”
Cháu về lấy gương soi
Lòng thơ dại lo lắng.

Đàn gà là sự chăm chút của bà bà chăm từng quả trứng hồng để sau bán đi mua áo cho cháu, tiếng bà mắng yêu đứa cháu hay nhìn trộm gà đẻ thật đáng yêu làm sao. Tiếng bà mắng yêu hay là sự quan tâm săn sóc của bà dành cho đứa cháu mà rất mực yêu quý. Trẻ thơ thật ngây ngô và đáng yêu. Nghe bà mắng mà cháu lại tưởng thật, sợ bị lang mặt nên hay lấy gương soi. Sự miêu tả tâm lý trẻ thật hồn nhiên trong trẻo quả thật là tài năng của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Phải yêu trẻ lắm thấu hiểu trẻ thì mới viết được ra những vần thơ như vậy. Tác giả đang viết về người chiến sĩ lúc còn bé hay là đang viết về chính những miền cảm xúc của bản thân mình.

Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành những quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Trong khổ thơ này hình ảnh người phụ nữ tảo tần hôm sớm hiện lên rõ nét. Tượng đài vĩ đại về người phụ nữ Việt Nam được vẽ lên. Bà chắt chiu từng quả trứng hồng để cho gà ấp, rồi bà lại lo sương muối sẽ chết đàn gà rồi đây, cháu sẽ không có quần áo mới mặc tết để có thể bằng bạn bằng bè. Ôi tình bà giản dị mà thiêng liêng cao quý quá. Điệp từ hàng năm hàng năm cho thấy sự nhẫn nại gắng gượng qua bao nhiêu gian khó để vì con vì cháu của cuộc đời bà.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Món quà giản dị tuổi thơ là niềm vui của cháu cũng là hạnh phúc lớn lao của bà. Thấy cháu vui là bà quên hết muộn phiền cơ cực. Đức hi sinh của bà thật lớn lao

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm về cháu nằm mơ
Giấc mơ hồng sắc trứng

Niềm vui nhỏ bé của cháu suốt quãng thời gian thơ ấu là hình ảnh bà đàn gà và ổ trứng hồng, tuy nhỏ bé thôi nhưng nó đã nuôi dưỡng cháu để đến một ngày

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối mang sức tải nặng chủ đề. Từ tình yêu quê hương yêu bà đã biến thành lòng yêu tổ quốc. Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Trong một phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ là một miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ. Với giọng thơ nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc của một nữ thi sĩ, hình ảnh tiếng gà trở đi trở lại ở mỗi khổ thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê thật thanh bình thật đẹp.
Tiếng gà trưa sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi độc giả mỗi khi nhớ về bài thơ này.

Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 12 2016 lúc 21:12

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

 
Tuyền Ngọc
1 tháng 12 2016 lúc 17:48

n sướng ghê ddk mag bài về nhà nka ! :P

 


Các câu hỏi tương tự
ZzZ Sone Love Yoona ZzZ
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
kudo shinichi
Xem chi tiết
Mai Vũ Thiên Phúc
Xem chi tiết
Trần Thị Cẩm ly
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết