Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thế Mãnh

Viết 1 bài văn nghị luận về hiện tượng "đi bão" của giới trẻ hiện nay

Nguyen
14 tháng 2 2019 lúc 19:38
Kể từ sau những trận đấu thăng hoa của U.23 Việt Nam ở giải U.23 châu Á lần này, đặc biệt là sau chiến thắng ngoạn mục trước U.23 Iraq ở tứ kết và U.23 Qatar ở bán kết, giới trẻ đã rủ nhau đổ xuống đường để "đi bão" ăn mừng chiến thắng. Trong số vô vàn hình ảnh đẹp của những người "đi bão", thì vẫn có một bộ phận người trẻ có những hành vi phản cảm, để lại những hình ảnh được cho là không đẹp. Có thể kể như nhiều nhóm cổ động viên cả nam lẫn nữ không ngần ngại trút bỏ xiêm y, để "mình trần như nhộng" khi "đi bão"... Những hình ảnh này khiến nhiều người bức xúc. "Thấy những hành động đó phản cảm vô cùng. Ăn mừng phải lành mạnh, 'đi bão' cho vui cùng mọi người thì được, chứ 'lột đồ' như thế thì không thể chấp nhận được", Hồ Hiếu Trung, SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nói. "Nếu người nào có hành vi cố ý xúc phạm Quốc kỳ như: giẫm đạp, xé rách quốc kỳ... sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, được quy định tại Điều 351 Bộ Luật hình sự 2015, có hiệu lực ngày 1.1.2018", ông Chiến nói. Đối với việc nhiều bạn trẻ thề thốt nếu tuyển U.23 Việt Nam chiến thắng sẽ "lột đồ", đốt xe, hoặc lên mạng viết lời hứa hẹn sẽ ăn mừng bằng các hành động phản cảm khi "đi bão", thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoài Thương, Trung tâm kỹ năng mềm Việt Tâm, khuyên: "Đừng vì quá vui mà xốc nổi như vậy. Phấn khích quá để rồi thoải mái đưa ra những lời hứa, thề thốt như thế sẽ dễ gặp nhiều hệ lụy. Lời thề thốt ấy có thể là 'không sao' khi đang có cảm xúc hưng phấn, nhưng đến lúc 'phải thực hiện' thì rất xấu hổ". Cũng theo bà Thương: "Vui thôi, chứ đừng vui quá. Đừng để bản thân 'quá đà', 'lỡ trớn' bất kỳ điều gì. Thay vào đó, có thể cổ vũ, ủng hộ đội tuyển bằng nhiều hành động thiết thực hơn, hoặc có thể hứa bằng những lời tốt đẹp hơn như: sẽ đãi bạn bè bữa ăn thân mật, cố gắng chăm học hơn...". Đêm 23.1, nhiều người phát hoảng khi thấy không ít bạn trẻ chở những con chó ra đường để cùng ăn mừng. Đáng lưu ý, chủ nhân không hề quan tâm đến việc rọ mõm chó, khiến người khác bất an. "Người ra đường chung vui là được rồi, đừng dắt chó theo làm gì, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người khác", Lê Phương Uyên, SV Trường ĐH Sài Gòn, nói. Đừng lạm dụng "đi bão" Theo chia sẻ của nhiều người trẻ, đêm nay 27.1, sau trận đấu chung kết giữa U.23 Việt Nam và U.23 Uzbekistan, dù kết quả có như thế nào, thì tuyển U.23 Việt Nam vẫn là những nhà vô địch trong lòng người hâm mộ. Vì lẽ đó, như lời Nguyễn Thúy Hạnh, SV Trường ĐH Hoa Sen thì: "Chúng mình sẽ 'đi bão' sau trận đấu, để ăn mừng kỳ tích của đội tuyển". "Có lẽ rất lâu nữa mới có cơ hội 'đi bão' nên sau trận chung kết, bất kể chiến thắng hay thất bại, mình và bạn bè cũng sẽ xuống đường. Đây là dịp không thể bỏ qua. 'Đi bão' để tận hưởng những phút giây vui vẻ, chia vui cùng đội tuyển", Trần Minh Nhựt, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết. Tuy nhiên, theo anh Trương Hoàng Trọng (35 tuổi, ở Q.5, TP.HCM) thì: "Đi bão" cho vui cùng người hâm mộ thì không sao. Nhưng đừng "kiếm cớ" để "đi bão" xuyên đêm, rồi để "đi bão" biến tướng thành đua xe, phóng xe bạt mạng". Anh Trọng kể vào khuya 23.1, đã chứng kiến nhiều nhóm bạn trẻ "xé gió" kinh hoàng trong đêm, ngay sau trận đấu U.23 Việt Nam chiến thắng U.23 Qatar. "Đi bão" an toàn Từng "đi bão" ăn mừng chiến thắng trong hai đêm 20.1 và 23.1, Lê Quỳnh Anh, SV Trường ĐH Gia Định, cho biết: "Mình thấy nhiều người ăn mừng bằng cách chạy xe thật nhanh, nẹt pô, lạng lách, đánh võng, khiến người khác lo sợ. Mong là đêm 27.1, không phải thấy những hình ảnh đó nữa". Được biết, trong hai đêm 20.1 và 23.1, hàng ngàn người đổ xuống đường "đi bão" ăn mừng chiến thắng của U.23 Việt Nam, trong quá trình tuần tra kiểm soát, phân luồng xe, lực lượng CSGT đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm như: la hét quá khích, lạng lách, đánh võng, chạy tốc độ cao, nẹt pô, rú ga, chở quá người quy định… gây mất an ninh trật tự và nhiều khả năng gây nguy hiểm cho người khác. Câu chuyện một thanh niên 26 tuổi ở Hải Phòng khi "đi bão" vào chiều tối 23.1 đã gặp tai nạn giao thông và tử vong tại chỗ cũng chính là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người.

"Đêm nay 27.1 chắn chắn tôi sẽ hòa vào những dòng người đi ăn mừng đội tuyển U.23 Việt Nam sau những chiến thắng hiển hách. Nhưng dù vui thế nào thì cũng bảo đảm an toàn cho bản thân", anh Trần Đình Phước (27 tuổi, ở Q.10, TP.HCM), nói.

Anh Phước lưu ý cho những ai đang có dự định "đi bão" tối nay, đó là: "Đừng quên đội nón bảo hiểm khi ra đường. Nhớ đem theo giấy tờ tùy thân. Đổ bình xăng thật đầy vì quãng đường di chuyển có thể rất dài, đề phòng hết xăng giữa đường. Nhớ đem theo áo khoác. Đừng về nhà quá khuya. Có như vậy thì mới 'đi bão' an toàn được".
Quốc Đạt
14 tháng 2 2019 lúc 18:45

Trên tài khoản chính thức mạng xã hội Twitter của Liên đoàn Bóng đá châu Á viết: “Không thể nào tin nổi. Còn hơn cả sự kịch tính của một bộ phim hành động Hollywood. Đã có trận tứ kết của một giải đấu châu Á nào kịch tính như thế này chưa?”.

Đúng vậy, không chỉ tiêng tôi mà có lẽ hơn 90 triệu con người Việt Nam đang sống trong cảm xúc lâng lâng sau chiến thắng không tưởng của đội tuyển U23 Việt Nam trước U23 Iraq ngày 20/1 trong khuôn khổ giải U23 châu Á. Chiến thắng trên đã khơi gợi trong tôi những suy nghĩ về “tinh thần chiến đấu, tình yêu Tổ quốc”.

Cũng đã gần 10 năm, người hâm mộ Việt Nam mới có dịp được sống trong cảm giác hạnh phúc đến tột cùng như thế này. Lần này không phải trước Thái Lan mà ở một vị thế khác, một trong bốn đội tuyển U23 xuất sắc nhất châu Á. Có lẽ cũng như tôi, chẳng ai tin rằng U23 Việt Nam sẽ làm được điều tưởng chừng như không thể.

Sau 90 phút, mọi chuyện tưởng như đã kết thúc khi U23 Iraq vươn lên dẫn 2-1 ngay đầu hiệp thứ nhất. Thế nhưng, Việt Nam lội ngược dòng dẫn 3-2 ở phút thứ 112. Dù bị Iraq gỡ hòa 3-3 ở cuối hiệp phụ thứ hai để đưa trận đấu đến loạt sút luân lưu 11 m, cuối cùng, trái tim quả cảm và đôi chân vững chãi của những chiến binh U23 Việt Nam đã làm nên lịch sử với chiến thắng 5-3.

Sau 120 phút thi đấu kịch tính và loạt sút luân lưu 11 m nghẹt thở, đội tuyển U23 Việt Nam đã đi vào lịch sử khi là đội bóng đầu tiên của Đông Nam Á lọt vào trận bán kết U23 châu Á.

Từ hôm qua đến nay, truyền thông và mạng xã hội ngập tràn màu đỏ. Những nỗi lo thường nhật biến mất khi chỉ còn một niềm tự hào và sung sướng đến tột cùng. Không tự hào sao được khi ngay cả những trang báo quốc tế cũng dành những lời khen ngợi cho U23 Việt Nam - đội bóng duy nhất của Đông Nam Á lọt vào vòng bốn đội mạnh nhất của giải U23 châu Á.

Kỳ tích lịch sử hay cú đột phá ngoạn mục, tất cả đều đúng. Và dù đã một ngày trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng những niềm vui khó tả. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có thể theo dõi trọn vẹn gần 150 phút thi đấu của đội tuyển bóng đá Việt Nam thứ bảy vừa rồi.

Là học sinh lại là con gái, tôi dường như chẳng có hứng thú gì với bóng đá. Nhưng không hiểu sao trận đấu này lại có một sức hút kỳ lạ đến như vậy, nó khiến tôi ngồi gần 3 tiếng để xem - điều tôi chưa từng nghĩ mình có thể.

Và rồi khi trận đấu kết thúc tôi cảm thấy thật hạnh phúc với quyết định của mình. Ba giờ đồng hồ đã đưa tôi khám phá hết hành trình đỉnh cao của bóng đá với bao cảm xúc lẫn lộn, có vui mừng, hụt hẫng và nuối tiếc, có hy vọng và hồi hộp để rồi cuối cùng òa trong niềm vui chiến thắng.

Đây có lẽ cũng là lần đầu tiên tôi cảm thấy thật sung sướng khi đội nhà ghi bàn. Và khi trận đấu kết thúc, lòng tôi vẫn như đang rạo rực bởi “men say của chiến thắng”.

Để đến bây giờ đã một ngày sau, tôi cứ ngỡ như mình vừa xem xong mà lòng không khỏi bồi hồi. Những chàng trai U23 Việt Nam, những chiến binh quả cảm, các anh đã quên đi mệt mỏi của bản thân để chiến đấu vì màu cờ sắc áo, vì niềm tin của người hâm mộ và vì chính các anh.

Sau khi trận đấu kết thúc tôi tự hỏi mình rằng: “Phải chăng tôi đã yêu bóng đá”?

Tình yêu Tổ quốc là sức mạnh to lớn làm nên lịch sử

Giờ đây, tôi đã hiểu bóng đá không đơn thuần là môn thể thao mà trở thành “món ăn tinh thần” quan trọng trong đời sống con người. Ngày 20/1, trên sân Trung Quốc, Iraq gặp Việt Nam - đội bóng xuất sắc nhất vượt qua bảng đấu tử thần. Trận đấu này được ví như chàng tí hon David gặp người khổng lồ Goliath trong bóng đá.

Và sau loạt luân lưu đầy “cân não”, người hâm mộ Việt Nam như vỡ òa khi đội nhà chính thức vào bán kết. Nếu như người Ailen hay Ranama tự hào khi đội tuyển quốc gia của họ được vào chung kết Wordcup thì người Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào khi đội tuyển U23 giành chiến thắng.

Một trận đấu đi vào lịch sử của bóng đá Việt Nam nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung. Những chàng trai U23 Việt Nam đã chiến đấu như những “chiến binh áo đỏ”, chiến thắng này không chỉ đem lại niềm tự hào cho Việt Nam, mà còn khẳng định Việt Nam trên trường đấu quốc tế.

Ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam giành chiến thắng, một tờ báo của Thái Lan đã đăng bài: “Bóng đá Việt Nam dần chứng tỏ họ có thể thi đấu với những đội bóng hàng đầu châu lục. Và hãy dè chừng với những tài năng trẻ này có thể trở thành đối thủ của chính chúng ta trong tương lai”.

Còn báo Hàn Quốc, ngoài việc để tâm đến đội nhà còn có một lý do nữa khiến họ chú ý đến hành trình của đội tuyển U23 Việt Nam - nơi mà huấn luyện viên người Hàn Quốc Park Hang Seo đang trở thành người hùng thực sự. Bài viết có tựa đề bằng tiếng Hàn: “Lại như một phép màu. Đối thủ của Hàn Quốc tại chung kết chăng?”.

Có thể nói chiến thắng ngày hôm nay là mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của Việt Nam. Câu chuyện bóng đá của chúng ta tựa như cổ tích kỳ lạ giữa đời thường.

Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam thực sự đã làm nức lòng hơn 90 triệu người dân ở quê nhà. Nếu ai đó hỏi tôi rằng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam là nhờ đâu? Tôi có thể khẳng định chính tinh thần thi đấu quả cảm của những chiến binh áo đỏ đã làm nên chiến thắng lịch sử ngày hôm nay.

Chiến thắng này có ý nghĩa to lớn trong việc khơi gợi giáo dục về tinh thần thi đấu trong cuộc sống. Cuộc sống chúng ta cũng giống như cuộc đấu luôn tiến về phía trước, nếu ai không tiến lên thì sẽ bị tụt lại và ngày càng lạc hậu. Vì thế, con người phải luôn có tinh thần thi đấu, tinh thần vượt khó tiến lên phía trước.

Trước trận thi đấu tứ kết diễn ra, so sánh thực lực giữa hai đội bóng, ai cũng nghĩ U23 Iraq sẽ có lợi thế áp đảo hoàn toàn. Nhưng chính tinh thần thép của U23 Việt Nam, những chiến binh với cái đầu lạnh và trái tim nóng, với tinh thần quyết thắng đã làm nên điều kỳ diệu với chiến thắng lịch sử.

Đặc biệt, với thế hệ trẻ ngày nay, với sự năng động của mình, chúng ta phải luôn cố gắng, nỗ lực để vượt qua khó khăn. Hãy sống và cống hiến hết mình vì tuổi trẻ. Bên cạnh đó, sau chiến thắng của đội nhà, rất đông người dân đổ ra đường để cùng nhau chia sẻ niềm vui chiến thắng và cổ vũ tinh thần cho đội nhà từ xa. Chính những hình ảnh đẹp này không chỉ gây ấn tượng tốt trong mắt bạn bè quốc tế, mà còn khơi gợi tinh thần giáo dục về tình yêu Tổ quốc.

Mỗi chúng ta là một phần của Tổ quốc, là một nhịp đập của trái tim giàu lòng nhiệt huyết và yêu nước nồng nàn. Tình yêu nước sẽ làm trọn vẹn nên những điều kỳ diệu của cuộc sống. Chính niềm tin của người hâm mộ để đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng.

Tình yêu Tổ quốc làm nên sức mạnh to lớn để làm nên lịch sử. Nếu trong một trận đấu, tình yêu Tổ quốc gợi lên từ bài hát Quốc ca thì tình yêu Tổ quốc trong tôi chính là những con người, những nét đẹp Việt Nam đang nảy nở.

Đó cũng chính là những bài học sâu sắc mà tôi rút ra được sau trận đấu. Là một học sinh, tình yêu Tổ quốc đã thôi thúc tôi cố gắng học tập không ngừng phấn đấu để trở thành công dân có ích, cống hiến sức mình cho Tổ quốc trong tương lai.

U23 Việt Nam chiến thắng U23 Iraq một trận đấu lịch sử với những cảm xúc tuyệt vời và bài học sâu sắc. Chiến thắng này sẽ là động lực để đội tuyển Việt Nam bước vào trận đấu với Qatar ngày 23/1. Liệu đội tuyển Việt Nam có một lần nữa làm nên điều kỳ diệu?

minh nguyet
14 tháng 2 2019 lúc 19:33

Tham khảo dàn ý, từ đây bn có thể vt ra đc thành văn rồi:

1. Giải thích:
- Hiện tượng "đi bão" là hiện tượng mới phát sinh trong thời gian gần đây với mục đích ăn mừng các chiến thắng lớn
- "Đi bão" là tham gia giương cờ, hò hét, cổ vũ về sĩ khí dân tộc
2. Chứng minh:
- Ở nhiều thành phố lớn, các thanh niên tham gia "đi bão" mừng chiến thắng của U23 vào chung kết Châu Á
- Các bạn trẻ đi bão khi U23 Việt Nam chiến thắng U23 Quatar
3. Bàn luận:
- Hướng tích cực:
+ Thể hiện niềm tự hào, hạnh phúc khi là người Việt Nam, khi đất nước đã vươn ra châu lục
+ Thể hiện sự đoàn kết, một lòng hướng về cội nguồn của người dân Việt
- Hướng tiêu cực:
+ Những hành động quá khích, những hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục
+ Những cuộc đua xe lạng lách, đánh võng gây ra tắc nghẽn và thậm chí là tai nạn giao thông
+ Những cuộc hò hét, tụ tập thâu đêm làm ảnh hưởng trật tự, an ninh công cộng
4. Rút ra bài học


Các câu hỏi tương tự
phantuananh
Xem chi tiết
Minh Ngọc
Xem chi tiết
hương giang
Xem chi tiết
lan lê
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thùy Duyên
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
Jenny Zodiac
Xem chi tiết
Trần Diệp Nhi
Xem chi tiết
Phuc Nguyen
Xem chi tiết