Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mạnh Ngô

Viết 1 bài thuyết trình với chủ đề người lính trong mắt em.

(mk đang cần gấp , thank )

Thời Sênh
24 tháng 12 2018 lúc 21:32

Tây Tiến của Quang Dũng là chuỗi hồi ức về nổi nhớ đồng đội của nhà thơ. Người lính với tay cầm sung chiến đấu nơi biên cương miền Tây Tổ quốc, đã được khắc nét bằng bút pháp khác thường làm nổi bật lên một vẻ đẹp hào hùng của người lính đã mang lại nhiều cảm xúc nghẹn ngào cho người đọc. Bài thơ ra đời năm 1948, hai năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Trong thơ, hình ảnh người lính xuất hiện giữa núi rừng hoang sơ, kì vĩ với vực thẳm, dốc đá, thác gầm,…cồn mây heo hút, sương lấp, cọp trêu người.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, cả câu văn đã giúp ta thấy được một hình ảnh đầy khó khăn gian khổ đang ở phía trước,Quang Dũng đã sử dụng các động từ rất mạnh “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” để làm toát lên vẻ đẹp hào hùng của núi rừng nhưng các chiến sĩ vẫn mãi không lùi bước. “Súng ngủi trời” chỉ một độ cao vời vợi cùng với sự “lên cao, xuống thấp”của địa hình, sự nguy hiểm được tăng lên gấp bội đang vây quanh cuộc đấu tranh. Nhưng xa xa ở trên kia, ngôi nhà đang dần hiện ra trong cơn mưa xa “Nhà ai Pha Luông”” một địa danh vô cùng xa lạ, mờ mịt với người chiến sĩ, làm tăng thêm vẻ xa lạ, hoang sơ, mịt mù, bí ẩn của núi rừng, nhưng đó sẽ là điểm đến, là chỗ dừng chân, là khát vọng của các chiến sĩ. Trên khung cảnh thiên nhiên, dáng vẻ người lính xuất hiện thật oai liệt, luôn xung phong đương đầu mọi thử thách. Nhưng vẫn luôn yêu đời và lạc quan.


Các câu hỏi tương tự
linh chu
Xem chi tiết
linh chu
Xem chi tiết
Min군대
Xem chi tiết
nguyễn hoàng lê thi
Xem chi tiết
Chris Yetter
Xem chi tiết
Lê Phương Thảo
Xem chi tiết
Thái Quang
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Minh
Xem chi tiết
Minh Khoa Tran
Xem chi tiết