Sau khi vua Tự Đức băng hà (7/1883), mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua kia để tìm được người trong hoàng tộc có cùng chí hướng đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho các ông chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi Kiến Phúc mất, đáng lẽ người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Ưng Ký (Chánh Mông) lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết không tán thành vì ông này lớn tuổi khó điều khiển nên hai ông chọn một người nhỏ tuổi để dễ tác động.
Sau khi vua Tự Đức băng hà (7/1883), mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua kia để tìm được người trong hoàng tộc có cùng chí hướng đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc đều đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho các ông chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi Kiến Phúc mất, đáng lẽ người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Ưng Ký (Chánh Mông) lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết không tán thành vì ông này lớn tuổi khó điều khiển nên hai ông chọn một người nhỏ tuổi để dễ tác động.