chế biến thức ăn : làm cho thức ăn có kích thước phù hợp , mùi vị thơm ngon , vật nuôi dễ ăn và thích ăn ; làm chín hoặc mềm thức ăn để dễ tiêu hóa , loại bỏ độc tố , tránh ngộ độc và tăng giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của vật nuôi .
dữ trữ thức ăn : bảo quản giúp cho thức ăn lâu hỏng , giữ được chất dinh dưỡng của thức ăn và luôn có đủ nguồn thức ăn cung cấp cho vật nuôi khi cần thiết .
phương pháp chế biến : cắt ngắn , băm nhỏ , ủ men , rang , sấy , hấp , nghiền nhỏ , dường hóa , xử lý bằng urê 4% , kiềm hóa , làm chín ,tạo hỗn hợp , ...
Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Người ta thường ứng dụng các kiến thức về vật lí học, hóa học hoặc vi sinh vật học để chế biến các loại thức ăn.
Mục đích chế biến thức ăn:
+ Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.
+ Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.
+ Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.
+ Loại trừ chất độc hại.
+ Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng
- Mục đích của dự trữ thức ăn:
+ Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.
+ Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.
+ Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.
Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:
- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.
- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.
- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu
- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.
- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.