Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dung Phạm

Vì sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là cuộc khủng hoảng lớn và dài nhất và có hậu quả nặng nề nhất

 

Trần Thị Ngọc Trâm
5 tháng 2 2017 lúc 10:28

- Là cuộc khủng hoảng lớn nhất: ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước...
- Cuộc khủng hoảng kéo dài nhất: 5 năm, dài hơn bất cứ cuộc khủng hoảng nào trước đó...
- Gây thiệt hại nặng nề: vì những thiệt hại không thể tính được,và nó diễn ra trên tất cả các mặt của kinh tế thế giới. Đặc biệt là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước, dẫn đến chủ nghĩa phát xít ra đời và lên nắm quyền ở một số nước... đẩy loài người đến một chiến tranh thế giới mới

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là một cuộc đại khủng hoảng có quy mô lớn nhất, mức độ trầm trọng nhất của thế giới tư bản chủ nghĩa.. các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, họ tự tay phá nhà máy, đánh đắm tàu, đổ của cải xuống biển… để giữ giá.Từ thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội… Hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu người bị mất nhà cửa. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng này là năm 1932, sản xuất than bị đẩy lùi xuống mức năm 1904; sản xuất gang bị đẩy lùi xuống mức năm 1876. Có những chỉ số bị đẩy lùi xuống những năm cuối thế kỷ 19, thu nhập quốc dân giảm xuống 1/2.
Quốc Đạt
5 tháng 12 2016 lúc 19:29

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.


Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Thu Trinh
Xem chi tiết
Qwerty
Xem chi tiết
Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Hương Thu Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
wng2008
Xem chi tiết
le tra my
Xem chi tiết
Phan Thảo Vy
Xem chi tiết