Nền nông nghiệp thời Lý phát triển là do:
-Ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu tối cao cuẩ nhà vua.
-Nhân dân cày cấy và nộp tô thuế cho nhà vua.
-Nhà Lý rất quan tâm tới nông nghiệp và đã đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghệp phát triển như : khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh ngòi, cấm giết trâu bò,...
vì ở thời Lý , nền kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực :
-Ruộng đất: ruộng công của làng xã được chia đều cho nông dân cày cấy và nộp thuế cho Vua.
-Chính sách khuyến nông: lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê, cấm giết mổ trâu bò.
\(\rightarrow\)Nông nghiệp phát triển.chia ruộng đất công cho nông dàn cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi và phân tích tác dụng của những chính sách đó mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển
Vì nông nghiệp có nhà nước và nhân dân cùng quyết tâm xây dựng
-Nhà Lý rất quan tâm tới nông nghiệp và đã đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghệp phát triển như : khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh ngòi, cấm giết trâu bò,...
* Giáo dục:
- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.
=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
* Văn hóa:
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Tư tưởng:
+ Phật giáo phát triển thịnh trị, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng ra đời.
+ Nho giáo đã được du nhập vào từ trước, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi.
+ Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.
- Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.
- Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.
- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.
+ Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),…
+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí rồng, bệ đá hình hoa sen,… Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý.
+ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.