Do các muối của kim loại magie lẫn trong muối ăn, chúng hút nước mạnh nên muối để lâu hoặc ở đáy thường bị chảy rữa.
Nhiệt độ của nước đá là 00C, nếu cho muối vào nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 00C. Lợi dụng tính chất này để làm cho kem que hoặc nước nhanh đông thành chất rắn.
Trong nước mắt có muối natri và kali vì vậy mà chúng ta nếm thấy vị mặn trong nước mắt.
Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ta còn có một ít các muối khác trong đó có magie clorua. Magie clorua rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khí và cũng rất dễ tan trong nước.
Magie clorua có vị đắng. Nước ở một số khe núi có vị đắng là do có hòa tan magie clorua. Trong nước biển cũng có không ít magie clorua. Nước còn lại sau khi muối kết tinh ở các ruộng muối gọi là nước ót thì có đến hơn một nửa là magie clorua. Người ta dùng nước ót để sản xuất xi măng magie oxit, vật liệu chịu lửa và cả kim loại magie.
1.
Muối khô dễ bị chảy nước do trong muối lẫn một số tạp chất có tính hút nước mạnh ( Na, K, Ca,...) nên chỉ cần mở ra một lát là bị chảy ra
( p/s: thực hành thử với NaOH khan r :))
2.
Vì muối có khả năng làm lạnh, ướp các thức ăn, giảm nhiệt độ,...
3.
Vì trong nước ta có một số muối mà cơ thể được hấp thụ rồi bài tiết qua nước mắt