Văn bản ngữ văn 7

Bình Nguyễn Ngọc

Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh qua bài canh khuya ?

cần gấp lắm !!!!!!khocroi

Hoàng Nguyễn Phương Linh
21 tháng 12 2016 lúc 20:19
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng. Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp. Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề. Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người. Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Bình luận (0)
Bình Nguyễn Ngọc
21 tháng 12 2016 lúc 20:12

nhanh lên các bạn ơi eoeo

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 12 2016 lúc 23:42

Trăng trong thơ Bác quả thật luôn là nguồn cảm hứng dồi dào nhất. Chẳng có nhận định nào nói thơ Bác đầy trăng đó sao, nào là trăng trong bài Vọng Nguyệt khi Bác bị giam tại nhà tù Tưởng Gioi Thạch hay là rằm nguyên tiêu, rồi lại bài trăng gắn với hình ảnh các cháu thiếu nhi nữa. Cảnh Khuya lại một lần nữa đem đến hình ảnh trong thơ Bác. Đặc biệt là qua bài thơ ấy ta thấy được tấm lòng người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng hội tụ biết bao nhiêu cái đẹp cái hay trong từng câu từng chữ ấy. Nào là hình ảnh của những ánh trăng đẹp dịu dàng soi sáng cả không gian cả con người, nào là vẻ đẹp của suối, cây rừng cùng hình ảnh người chiến sĩ cộng sản. Tất cả bấy nhiêu âm thanh cảnh sắc vẻ đẹp được hội tụ hết ở bốn câu thơ.

Trước hết là hai câu thơ đầu Hồ Chí Minh đi vào vẽ lên cảnh đẹp của ánh trăng đêm ấy. Trong sự hoàn mĩ của thiên nhiên Bác như thấy yêu thương biết bao cuộc sống thiên nhiên này:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. ”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách như Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Nếu như Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng nhạc của đàn cầm phát ra thì Hồ Chí Minh lại so sánh tiếng suối với giọng hát của người con gái. Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này. Không những thế bức tranh trăng bắt đầu xuất hiện. Đó là ánh trăng huyền ảo lung linh, trăng không chỉ đẹp khi nhìn lên bầu trời mà nó còn rất đẹp khi nhìn nó trên mặt đất. Ánh trăng chiếu vào những bóng cây cổ thụ tạo nên những bông hòa trên mặt đất. Có thể nói thi sĩ đã sử dụng thành công từ “lồng”. Trong cùng một câu có đến hai từ lồng thể hiện sự bao chùm chiếu sáng của trăng không chỉ trên những tán cây mà còn xuyên đến cả mặt đất. Qua đây ta thấy được tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ ấy. Phải nói là người yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên lắm thì Bác mới có thể vẽ nên một bức tranh cảnh khuya với tất cả âm thanh và ánh trăng đẹp đến như thế.

Trước những âm thanh ánh sáng ấy hình ảnh người chiến sĩ cộng sản hiện lên với những nét đẹp về phẩm chất của Người:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ”

Cảnh khuya ấy hay chính là những nỗi tâm sự của Người. Hồ Chí Minh một người chiến sĩ cộng sản đã không thể ngủ được khi lo nỗi nước nhà. Cảnh khuya ấy chỉ có thể là Bác không ngủ được thì mới bắt gặp thôi nếu không thì làm sao có thể thấy được cảnh đẹp ấy. Vẽ lên bức tranh trăng tuyệt đẹp ấy thi sĩ cũng không thể nào ngủ được. Có lẽ chính cảnh sắc tuyệt đẹp ấy nó giống như cuộc sống hòa bình của nhân dân ta vậy. Chính vì thế Người đang lo lắng và cố gắng gìn giữ những vẻ đẹp hay cũng là nền hòa bình của dân tộc ấy.

Qua đây ta thấy chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên đêm trăng tuyệt đẹp. Không những thế đêm trăng ấy còn hiện lên một tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu nhân dân, yêu quê hương đất nước. Đó là một tấm lòng mà cho đến nay nhân dân ta vẫn khắc cốt ghi tâm những công lao của Người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hà Phương
Xem chi tiết
Hà Phương
Xem chi tiết
Quỳnh Đinh
Xem chi tiết
kapu kotepu
Xem chi tiết
Dương My Yến
Xem chi tiết
Khiết Băng
Xem chi tiết
Qanhh pro
Xem chi tiết
Phạm Thị Hải Anh
Xem chi tiết
quynh do
Xem chi tiết