8. Hai đoạn trích sau đã bị lược dấu câu. Đoạn trích (a) bị lược bốn dấu phẩy, một (cặp) dấu ngoặc đơn. Đoạn trích (b) bị lược năm dấu phẩy, một dấu hai chấm. Cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu.
a) Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì thật chỉ vì ốm đau luôn không làm ddược có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.
( Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ hàng ngần bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
(Theo Vũ Tú Nam, Cây gạo)
Dấu ngoặc đơn trong những câu sau được dùng đúng hay sai ? Vì sao ?
a) Đó là một bài thơ Đường luật nổi tiếng (luật thơ có từ đời Đường) của Bà Huyện Thanh Quan.
b) Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê Ở làng Đan Nhiệm (nay thuộc xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn, tính Nghệ An, nổi tiếng học giỏi. Sau khi đỗ đầu kì thi Hương vào năm 1900 (giải nguyên), cụ đã hiến thân cho sự nghiệp cứu nước.
2. Cho sự việc và nhân vật sau đây : Bà ngoại năm nay đã cao tuổi. Lâu rồi Nam không có điều kiện về thăm quê. Hôm nay chủ nhật Nam được cùng mẹ về quê thăm bà.
Từ tình huống trên, nếu viết một đoạn văn kể lại những giây phút đầu tiên khi gặp lại bà thì người viết nên sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào ? Hãy nêu lên một số yếu tố miêu tả và biểu cảm cho đoạn văn này.
3. Tìm ba đoạn trích có các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong ba tác phẩm đã học : Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao. Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các đoạn trích đó.
4. Cho đề văn sau đây : "Nhân ngày 20 —11, em đến thăm cô giáo đã dạy mình hồi lớp Một. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ vui và đầy cảm động đó."
Nếu phải viết đề văn trên, em sẽ nêu những sự việc gì, miêu tả điều gì và thể hiện tình cảm như thế nào ?