Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=20cm, vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính cách thấu kính một khoảng d.
a. d=30cm. Hãy xác định vị trí, tính chất, độ cao của ảnh. Vẽ hình.
b. Sau thấu kính đặt màn vuông góc với trục chính, khoảng cách từ vật đến màn là 90 cm, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn ta thấy có hai ví trí thấu kính ảnh hiện rõ trên màn. Xác định các vị trí thấu kính?
Một vật sáng AB cao 1cm được đặt vuông góc trên trục chính của một thấu kính hội tụ và có tiêu cự là 50 cm. Biết AB cách thấu kính 100cm. a/ Xác định vị trí và độ cao của ảnh b/ Giữ nguyên vị trí thấu kính, di chuyển vật để thu được ảnh ảo, cách vật 45cm. Hỏi phải di chuyển vật dọc theo trục chính thấu kính theo chiều nào, một đoạn bao nhiêu?
Vật sáng AB được đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định a. Một thấu kính hội tụ có trục chính qua điểm A và vuông góc với màn, được di chuyển giữa vật và màn.
a) Người ta thấy có một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh lớn hơn vật. Hãy chứng tỏ rằng, có một vị trí thứ hai của thấu kính ở trong khoảng giữa vật và màn cũng cho ảnh rõ nét của vật trên màn.
b) Đặt l là khoảng cách giữa hai vị trí trên của thấu kính. Hãy lập công thức của tiêu cự thấu kính f theo a và l. Suy ra một phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
Vật sáng AB được đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định a. Một thấu kính hội tụ có trục chính qua điểm A và vuông góc với màn, được di chuyển giữa vật và màn.
a) Người ta thấy có một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh lớn hơn vật. Hãy chứng tỏ rằng, có một vị trí thứ hai của thấu kính ở trong khoảng giữa vật và màn cũng cho ảnh rõ nét của vật trên màn.
b) Đặt l là khoảng cách giữa hai vị trí trên của thấu kính. Hãy lập công thức của tiêu cự thấu kính f theo a và l. Suy ra một phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f a. Cho tiêu cự của thấu kính 20cm, vật AB đặt trước thấu kính 25cm - Xác định vị trí của ảnh, độ phóng đại của ảnh b. Cố định thấu kính, di chuyển vật sao cho ảnh gấp 2 lần vật, ngược chiều với vật và cách vật 90cm. Tính tiêu cự của thấu kính
Vật sáng phẳng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh lớn hơn vật 3 lần. Khi dịch chuyển vật gần thêm một khoảng 8 cm thì thấy ảnh có độ lớn không đổi. Tính tiêu cự của thấu kính
Bài 1: Một thấu kính có tiêu cự 20 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính (A nằm trên trục chính của thấu kính), cách thấu kính 30 cm cho ảnh A’B’ ngược chiều với AB.
a. Xác định loại thấu kính. Tính độ tụ của nó.
b. Xác định vị trí ảnh, số phóng đại và vẽ hình đúng tỉ lệ.
c. Tại vị trí ảnh trên người ta đặt một màn ảnh song song với vật, sau đó dịch chuyển ra xa thấu kính một đoạn 8cm thì phải di chuyển thấu kính về vị trí nào để tiếp tục thu ảnh rõ nét trên màn và di chuyển một đoạn bằng bao nhiêu ?
Bài 1:Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f=10 cm.Xác định vị trí,tính chất ảnh: a,Vật cách thấu kính 5cm b,Vật cách thấu kính 10cm c,Vật cách thấu kính 20 cm
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Đặt vật phẳng, nhỏ AB cao 2cm vuông góc với trục chính, trước thấu kính, cách thấu kính 10cm. Xác định vị trí, tính chất của ảnh A'B'