Chương I- Cơ học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dellinger

Vào lúc 6h sáng có hai xe máy khởi hành. Xe thứ nhất chạy từ A với vận tốc v1 = 7m/s và chạy theo đường chu vi của hình chữ nhật ABCD. Xe thứ hai chạy từ D với vận tốc v2 = 8m/s và chạy theo đường chu vi của hình tam giác DAC. Biết AD = 3km ; AB = 4km, vận tốc của hai xe là không đổi trên suốt quãng đường và khi gặp nhau thì hai xe có thể vượt qua nhau.

a) Sau khi chạy được 3 phút thì khoảng cách giữa hai xe là bao nhiêu?

b) Ở thời điểm nào xe thứ hai chạy được nhiều hơn xe thứ nhất là 1 vòng?

c) Tím thời điểm mà xe thứ nhất đến C và xe thứ hai đến D cùng một lúc.

A B C D

Hoàng Nguyên Vũ
5 tháng 7 2017 lúc 17:37

a)

Cơ học lớp 8

AD = 3km = 3000m ; AB = 4km = 4000m

Gọi M là vị trí của xe thứ nhất sau t = 3ph = 180s, N là vị trí của xe thứ hai sau thời gian t.

Quãng đường mỗi xe đi được sau thời gian t là:

Xe thứ nhất: \(AM=v_1.t=7.180=1260\left(m\right)\)

Xe thứ hai: \(DN=v_2.t=8.180=1440\left(m\right)\)

Độ AM < AB và ĐN < AD nên xe thứ nhất vẫn nằm trên đoạn AB và xe thứ hai vẫn nằm trên đoạn AD.

Áp dụng định lý Py-ta-go cho \(\Delta AMN\) vuông tại A:

\(MN=\sqrt{AN^2+AM^2}\\ \Leftrightarrow MN=\sqrt{\left(3000-1440\right)^2+1260^2}\approx2005\left(m\right)\)

Khoảng cách giữa hai xe sau 3phuts là 2005m.

b) Thời gian mỗi xe chạy hết một vòng là

Xe thứ nhất: \(t_1=\dfrac{\left(AB+AD\right)^2}{v_1}=\dfrac{\left(4000+3000\right)^2}{7}=2000\left(s\right)\)

Xe thứ hai: \(t_2=\dfrac{DA+AC+CD}{v_2}\)

Với \(AC=\sqrt{AB^2+AD^2}=\sqrt{4000^2+3000^2}=5000\left(m\right)\)

\(\Rightarrow t_2=\dfrac{3000+5000+4000}{8}=1500\left(s\right)\)

Gọi t' là thời gian kể từ lúc hai xe xuất phát đến lúc xe thứ hai đi được nhiều hơn xe thứ nhất 1 vòng.

Số vòng mỗi xe chạy được trong thời gian t'

Xe thứ nhất: \(n_1=\dfrac{t'}{t_1}=\dfrac{t'}{2000}\)

Xe thứ hai: \(n_2=\dfrac{t'}{t_2}=\dfrac{t'}{1500}\)

Ta có: \(n_2-n_1=1\)

\(\Rightarrow\dfrac{t'}{1500}-\dfrac{t'}{2000}=1\\ \Leftrightarrow t'=6000s=1h40'\)

Vậy sau 1h40' thì xe thứ hai đi được hơn xe thứ nhất 1 vòng.

Hoàng Nguyên Vũ
5 tháng 7 2017 lúc 18:00

c) Khi xe thứ nhất đến C lần thứ nhất thì xe thứ nhất đã đi được nửa vòng, những lần đến C sau đó thì xe thứ nhất đều đi hết một vòng quanh chu vi hình ABCD.

Thời gian xe thứ nhất đến C lần thứ nhất: \(\dfrac{AB+AD}{v_1}=1000\left(s\right)\)

Thời gian xe thứ nhất đến C lần thứ m: \(T_1=1000+2000m\)

Thời gian xe thứ hai đến D lần thứ n: \(T_2=1500n\)

Hai xe khởi hành cùng lúc nên khi xe thứ nhất đến C và xe thứ hai đến D cùng lúc thì:

\(T_1=T_2\\ \Rightarrow1000+2000m=1500n\\ \Leftrightarrow m=\dfrac{3n-2}{4}\)

Thời gian hai xe chạy đến lúc nghỉ là: \(9h30'-6h=3h30'=12600\left(s\right)\)

Do đó:

\(T_1\le12600\\ \Rightarrow1000+2000m\le12600\\ \Leftrightarrow m\le5,8\\ T_2\le12600\\ \Rightarrow1500n\le12600\\ \Leftrightarrow n\le8,4\)

Do số vòng luôn là số nguyên dương nên \(m\le5\)\(n\le8\)

Ta lập bảng xét giá trị:

Cơ học lớp 8

Vào lúc 6h30' và 8h30' thì xe thứ nhất đến C và xe thứ hai đến D cùng lúc.

Dellinger
5 tháng 7 2017 lúc 17:14

Thêm vào câu c là hai xe chạy đến 9h30 thì nghỉ.


Các câu hỏi tương tự
Rob Lucy
Xem chi tiết
Jwjw
Xem chi tiết
Hà Việt Trinh
Xem chi tiết
nguyễn minh tú
Xem chi tiết
nguyễn minh tú
Xem chi tiết
ThÚy QuỲnH
Xem chi tiết
khong có
Xem chi tiết
Dương Minh Anh
Xem chi tiết
nguyễn minh tú
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Trang
Xem chi tiết