Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Ánh Dương

Vận dụng thuyết kiến tạo mảng để giải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất,núi lửa ?

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
7 tháng 10 2019 lúc 21:36

1. Thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết kiến tạo mảng (hay còn gọi là thuyết tách giãn đáy đại dương, hoặc thuyết kiến tạo toàn cầu) là luận thuyết bàn về sự chuyển động của các mảng lục địa và đại dương. Thuyết này ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Wegener (1880 – 1930).
- Thuyết “lục địa trôi” được A.Wegener công bố năm 1915 dựa vào những chứng cớ : sự khớp nhau của các đường bờ biển (bờ đông của Nam Mỹ và bờ tây của châu Phi), sự khớp nhau về đá và cấu trúc địa chất (đá có tuổi carbon của nước Anh và dãy Apalat ở Mỹ), các lớp phủ bazan ở Grenlend và các đảo ở Bắc Mỹ.

Nguyễn Như
4 tháng 11 2021 lúc 20:56

- Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

-Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu –Á).

-Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tác dãn, mác-ma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).


Các câu hỏi tương tự
Ngân Kim
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
giu-lee phạm
Xem chi tiết