Mở đoạn:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề "ý nghĩa của sự vô tư với tuổi học trò"
Vd: có thể dẫn từ đạo lý trong cuộc sống, sự phát triển xã hội,..v..v.
Thân đoạn:
1. Giải thích:
Sự vô tư là gì?
--> Sự vô tư có nhiều nghĩa, nhưng đối với tuổi học trò, nó có nghĩa là ít lo nghĩ nhiều chuyện (như người lớn) và hồn nhiên trong sáng.
2. Bàn luận:
- Với tuổi học trò - cái tuổi còn đi học còn là một người trẻ tuổi, tất nhiên chúng ta không nên nghĩ suy quá nhiều chuyện. Hầu hết, chúng ta chỉ cần chăm học và làm việc giúp đỡ cha mẹ là được.
- Ý nghĩa của sự vô tư với tuổi học trò:
+ Học sinh sẽ sống đúng với lưới tuổi của mình, suy nghĩ và hành động cũng vậy.
+ Mầm non tương lai sau này của đất nước sẽ được sống thoải mái, hạnh phúc và vui vẻ.
+ Ngoài ra, học sinh còn có điều kiện để học hành tốt hơn. Tránh những suy nghĩ quá trưởng thành ảnh hưởng đến tư duy, tính cách của các bạn.
3. Mở rộng vấn đề:
- Có một số bạn ở lứa tuổi học trò nhưng lại không có sự vô tư.
+ Phần vì các bạn tự đánh mất sự vô tư.
Lấy dẫn chứng: về các bạn tự lao đầu vào tệ nạn xã hội, lao động khổ sai, ...
+ Phần thì vì hoàn cảnh của bản thân. Các bạn phải lo lắng quá nhiều việc nên không thể vô tư mà luôn dè dặt. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến tâm trạng cảm xúc và tính cách các bạn.
Lấy dẫn chứng: về các bạn sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, về các bạn có một gia đình không hạnh phúc,..
4. Kết luận, nhận xét:
- Bởi thế, mới nói sự vô tư có ý nghĩa như thế nào với tuổi học trò.
+ Một học sinh không có sự vô tư thì đó đâu phải là học sinh nữa, đó là người trưởg thành.
- Nói gọm lại hơn, sự vô tư rất có ý nghĩa đối với tuổi học trò.
5. Nêu suy nghĩ riêng của bản thân.
- Cái sự vô tư ấy có hay không ở học sinh tùy vào gia đình, cha mẹ.
- Theo em, một số bộ phận người lớn nên coi lại bản thân mình xem mình có điểm sáng nào để con coi theo. Để ý đến tâm trạng, cảm xúc của con mình.
Kết đoạn:
Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.