Thiên nhiên là món quà quý giá nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Chỉ qua những áng thơ, bài văn, ta đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên huy hoàng, rực rỡ biết chừng nào.
Đó là tiếng suối trong ngần, thanh khiết; là hình ảnh xen lồng vào nhau rất đỗi trữ tình của ánh trăng và bóng cây trong thơ Hồ Chí Minh:"Tiếng suối trong như tiếng nước xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."
Đó là những tấm nệm rêu êm ái, những bóng thông rợp mát trong thơ Nguyễn Trãi:
“Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát lên ta nằm
Trong từng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.
Hay xa xôi hơn là hình ảnh thác núi Lư hùng vĩ “Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước - Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây” trong thơ lí Bạch... Đứng trước thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ ấy, các vĩ nhân cũng sung sướng, thích thú trong lòng huống chi là mỗi người thường chúng ta!
Quả thực, sống giữa thiên nhiên, con người được hướng bao điều tốt đẹp. Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành giúp cho thể chất chúng ta lành mạnh. Sau mỗi giờ phút học tập căng thẳng, ai cũng muốn có một có một chốn thanh bình để hít thở khí trời. Ngày hè đến, ai ai cũng muốn rời chốn thành thị ồn ào để đến với núi rừng, sông bể... Chính bởi những nơi xa xôi ấy có không khí trong trẻo, có thiên nhiên tươi đẹp giúp chúng ta trút đi những mệt nhọc, lo toan của cuộc sống bộn bề. Rồi những khu nghỉ mát, khu vui chơi đều được xây dựng giữa những nơi có thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ. Đó chính bởi tác dụng to lớn của thiên nhiên đối với sức khoẻ con người.
Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là người bạn tâm tình, sẻ chia những buồn vui giúp tâm hồn ta khoáng đạt. Chẳng có cơn gió nào cứ để yên cho bạn khóc đâu. Gió sẽ cuốn đi những nỗi buồn phiền và dỗ dành cho bạn nín. Gió xoa mát làn da đang nóng lên vì giận dữ, gió lùa vào mái tóc bồng bềnh để làm bạn dễ chịu và mỉm cười với gió. Và màu xanh mát lòng của cây cối nữa. Nó làm dịu đi những nỗi buồn đau lớn nhất khiến chúng ta nhanh chóng lấy lại được sự thanh thản và yên bình. Và gió, và cây, và nắng, và mưa... cũng biết nhân lên những niềm vui trong tâm hồn ta đúng lúc. Gió reo xôn xao ngày ta khai trường. Nắng nhảy nhót trên đường chúc mừng ta được điểm tốt. Bầu trời như trong hơn, cao hơn, đẹp lồng lộng...
Muôn đời này, con người luôn yêu mến và khao khát sống hòa mình với thiên nhiên. Hễ mảnh đất nào còn trống, cha mẹ ta lại trồng vào đó rất nhiêu những loài cây với mong ước được hưởng bóng mát, quả ngọt, hương say. Trong những ngôi nhà cao tầng, người người cũng cố gắng xen vào đâu đó một chút bóng dáng của thiên nhiên cây cối. Và bàn học nho nhỏ nào của các cô cậu học trò cũng có thể được đặt một “bé” xương rồng hay hoa đá đó thôi!
Với tôi, thiên nhiên là người bạn hiền hoà và tràn đầy ân nghĩa. Chúng ta đã nhận từ thiên nhiên những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Đến lượt mình, thiết nghĩ, chúng ta cùng cần gìn giữ và tạo dựng một môi trường thiên nhiên trong lành, tươi đẹp.
Đó là tiếng suối trong ngần, thanh khiết; là hình ảnh xen lồng vào nhau rất đỗi trữ tình của ánh trăng và bóng cây trong thơ Hồ Chí Minh:
"Tiếng suối trong như tiếng nước xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."
Đó là những tấm nệm rêu êm ái, những bóng thông rợp mát trong thơ Nguyễn Trãi:
“Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát lên ta nằm
Trong từng có bóng trúc râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”.
Hay xa xôi hơn là hình ảnh thác núi Lư hùng vĩ “Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước - Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây” trong thơ lí Bạch... Đứng trước thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ ấy, các vĩ nhân cũng sung sướng, thích thú trong lòng huống chi là mỗi người thường chúng ta!
Quả thực, sống giữa thiên nhiên, con người được hướng bao điều tốt đẹp. Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành giúp cho thể chất chúng ta lành mạnh. Sau mỗi giờ phút học tập căng thẳng, ai cũng muốn có một có một chốn thanh bình để hít thở khí trời. Ngày hè đến, ai ai cũng muốn rời chốn thành thị ồn ào để đến với núi rừng, sông bể... Chính bởi những nơi xa xôi ấy có không khí trong trẻo, có thiên nhiên tươi đẹp giúp chúng ta trút đi những mệt nhọc, lo toan của cuộc sống bộn bề. Rồi những khu nghỉ mát, khu vui chơi đều được xây dựng giữa những nơi có thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ. Đó chính bởi tác dụng to lớn của thiên nhiên đối với sức khoẻ con người.
Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là người bạn tâm tình, sẻ chia những buồn vui giúp tâm hồn ta khoáng đạt. Chẳng có cơn gió nào cứ để yên cho bạn khóc đâu. Gió sẽ cuốn đi những nỗi buồn phiền và dỗ dành cho bạn nín. Gió xoa mát làn da đang nóng lên vì giận dữ, gió lùa vào mái tóc bồng bềnh để làm bạn dễ chịu và mỉm cười với gió. Và màu xanh mát lòng của cây cối nữa. Nó làm dịu đi những nỗi buồn đau lớn nhất khiến chúng ta nhanh chóng lấy lại được sự thanh thản và yên bình. Và gió, và cây, và nắng, và mưa... cũng biết nhân lên những niềm vui trong tâm hồn ta đúng lúc. Gió reo xôn xao ngày ta khai trường. Nắng nhảy nhót trên đường chúc mừng ta được điểm tốt. Bầu trời như trong hơn, cao hơn, đẹp lồng lộng...
Muôn đời này, con người luôn yêu mến và khao khát sống hòa mình với thiên nhiên. Hễ mảnh đất nào còn trống, cha mẹ ta lại trồng vào đó rất nhiêu những loài cây với mong ước được hưởng bóng mát, quả ngọt, hương say. Trong những ngôi nhà cao tầng, người người cũng cố gắng xen vào đâu đó một chút bóng dáng của thiên nhiên cây cối. Và bàn học nho nhỏ nào của các cô cậu học trò cũng có thể được đặt một “bé” xương rồng hay hoa đá đó thôi!
Với tôi, thiên nhiên là người bạn hiền hoà và tràn đầy ân nghĩa. Chúng ta đã nhận từ thiên nhiên những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Đến lượt mình, thiết nghĩ, chúng ta cùng cần gìn giữ và tạo dựng một môi trường thiên nhiên trong lành, tươi đẹp.
Từ xưa đến nay đã có biết bao văn nhân, thi sĩ nói lên niềm vui sống giữa thiên nhiên qua các tác phẩm ca mình. Nếu Nguyễn Trãi xưa đã từng đắm mình trong cảnh Côn Sơn đẹp, từng thả hồn trong tiếng suối, trong bóng trúc râm của cảnh thiên nhiên kì thú, thơ mộng; thì Hồ Chí Minh nay chưa ngủ được cũng vì cảnh khuya như vẽ với tiếng suối trong như "tiếng hát xa" và bóng trăng lồng vào cây, hoa lung linh huyền ảo, và khi bàn xong việc quân thì người nghệ sĩ ấy lại đắm mình trong ánh trăng bát ngát đầy thuyền. Còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà tưởng như dòng thác treo giữa trời, như sông Ngân rơi tự chín tầng mây xuống.
Mỗi người đến với thiên nhiên theo cái cách riêng và thưởng thức thiên nhiên bằng tâm hồn của mình. Nguyễn Trãi gần như giao hoà tuyệt đối với cảnh trí Côn Sơn bằng tâm hồn nghệ sĩ; Hồ Chí Minh lại đắm say trong cảnh rừng khuya trăng sáng và đêm rằm tháng giêng trăng lồng lộng đầy trời với hồn thơ lai láng dâng trào; còn Lý Bạch ngắm thác núi Lư mà thấy được cái nét vừa hùng vĩ vừa thư mộng thì đó là cốt cách của một tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước. Cả ba thi nhân đều đem đến cho ta những bức tranh thơ dạt dào niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Nhưng cũng từ các bức tranh thơ đó, ta có thể rút ra cái ý nghĩa đích thực và cao đẹp của niềm vui sống giữa thiên nhiên. Có phải Nguyễn Trãi giao hoà với thiên nhiên để quên cuộc đời không, và "ta ngân thơ nhàn" ở đây có phải là tiếng nói của một ẩn sĩ lánh đời, thoát tục? Có phải Hồ Chí Minh chỉ có đắm say trong cảnh trăng đẹp của rừng khuya và rằm tháng giêng giữa cuộc kháng chiến còn gian khổ lúc bấy giờ? Và đằng sau bức tranh thác núi Lư hùng vĩ, còn có nét đẹp gì của tâm hồn thơ Lý Bạch? Rõ ràng do hoàn cành bức bách mà Nguyễn Trãi phải lánh về Côn Sơn để vui sống giữa thiên nhiên chứ con người ấy có bao giờ là ẩn sĩ như chính ông đã nói:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Ở nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, niềm vui sống giữa thiên nhiên bao giờ cũng hài hoà thống nhất với nhiệm vụ cách mạng, với trách nhiệm cao cả vì nước vì dân của mình. Vì vậy, chưa ngủ vì cảnh khuya như vẽ, nhưng chưa ngủ còn vì lo nỗi nước nhà và đây mới là nét cao đẹp nhất của lãnh tụ. Và trong đêm Nguyên tiêu trăng sáng đầy trời, người chiến sĩ cách mạng ấy cũng chỉ thả hồn theo ánh trăng bát ngát đầy thuyền khi đã bàn bạc xong việc quân. Còn ở vị tiên thi kiếm khách Lý Bạch thì thác núi Lư đâu chỉ có nét phóng khoáng mạnh mẽ của một tâm hồn lãng tử tài hoa mà đằng sau đó là một tấm lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của một thi nhân đã sớm phải xa nhà từ lức thiếu thời. Tất cả, phải chăng đã cho ta thấy: niềm vui sống giữa thiên nhiên là điều cần phải có của con người, nhưng không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ mà chính là để cho cuộc sống được hài hoà tốt đẹp hơn.
Muôn đời này, con người luôn yêu mến và khao khát sống hòa mình với thiên nhiên. Hễ mảnh đất nào còn trống, cha mẹ ta lại trồng vào đó rất nhiều những loài cây với mong ước được hưởng bóng mát, quả ngọt, hương say. Trong những ngôi nhà cao tầng, người người cũng cố gắng xen vào đâu đó một chút bóng dáng của thiên nhiên cây cối. Và bàn học nho nhỏ nào của các cô cậu học trò cũng có thể được đặt một “bé” xương rồng hay hoa đá đó thôi! Với tôi, thiên nhiên là người bạn hiền hòa và tràn đầy ân nghĩa. Chúng ta đã nhận từ thiên nhiên những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Đến lượt mình, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần gìn giữ và tạo dựng một môi trường thiên nhiên trong lành, tươi đẹp.