Phân tích hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân
Hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân )
Nêu hoàn cảnh sáng tác TÙY BÚT NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân
Hướng dẫn soạn bài " Người lái đò trên Sông Đà" - Nguyễn Tuân - Văn lớp 12
trước cách mạng tháng 8 hình ảnh người dân lại ít xuất hiện trong các tác phẩm văn học,còn sau cách mạng tháng 8 hình ảnh người dân lại là đề tài chính cho các tác giả.vì sao có sự khác biệt đó?
mọi người giúp mình trả lời câu hỏi này với.cảm ơn!
(Câu hỏi giá trị 7GP) Đọc đoạn thơ và văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
1. "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm."
(Lời người bên sông - Lê Bá Dương)
2. "- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Tiếc. Nhưng còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ ra trận ngày hôm nay lại không có mặt chúng em...
Một thời khói lửa, một thời của những chàng trai mười tám đôi mươi bắt đầu biết đến chữ "yêu" nhưng họ đã giấu chữ "yêu" đó vào sâu trong balo, trong trái tim để trở thành tình yêu nước, yêu Tổ quốc. Những tuổi đôi mươi đó đã hóa thành hình hài đất nước."
(Trích Một thế hệ sợ mất nước - Một thoáng sinh viên)
Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt của hai văn bản trên. Thể thơ của đoạn thơ (1) là gì? Phong cách ngôn ngữ của văn bản (2) là gì?
Câu 2. Hai văn bản trên gợi cho em suy nghĩ về những sự kiện lịch sử gì của dân tộc Việt Nam? Căn cứ vào đâu để em đưa ra đáp án đấy?
Câu 3. Hãy nêu những biện pháp tu từ được dùng trong từ "yêu" và nêu ý nghĩa nội dung của chúng.
Câu 4. Hãy liệt kê ít nhất tên 2 văn bản và đoạn thơ trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS và THPT có liên hệ với những câu văn/câu thơ được in đậm trong 2 văn bản trên, và nêu tên tác giả cũng như hoàn cảnh sáng tác bài thơ/bài văn đó.
Theo em, mối liên hệ giữa câu văn/câu thơ em chọn với 2 đoạn văn bản trên về nội dung và ý nghĩa nghệ thuật là gì? Hãy phân tích 2 văn bản được in đậm trên và so sánh với văn bản em đã chọn.
(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 4GP)
So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"
Cho tới một ngày kia... đang ngồi trong một tiệm ăn hẻo lánh ở trên sông Tân Thuận, trận mưa đầu mùa trút nước xuống phố phường. Những người Bắc Việt ngồi ở những bàn ăn gần đó nhìn mưa mà thấy thẫn thờ, mà thấy bơ vơ, tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi bầu không khí nặng nề lúc đó, bèn kiếm một câu gì để nói.
Một người bảo:
"Ở Bắc, có lẽ bây giờ cũng mưa đầu hè đấy nhỉ."
Một người khác:
"Thế nhưng mưa ở Bắc, nó khác kia, bà ạ"
Một người khác nữa:
"Cái gì cũng khác hết. Thôi đừng nói nữa, tôi muốn khóc đây."
Người bạn phương trời liếc nhìn ông bạn trai đứng cạnh: hai người im lặng chẳng nói, vì nói chẳng ra lời, nhưng càng cảm thấy như có một thứ điện kì lạ truyền cảm đi khắp người.
Thì ra không cần nhiều: chỉ một câu nói tầm thường vào một buổi chiều mưa gió dìu hiu cũng gợi lên được những ấn tượng rầu rĩ trong một tấm lòng đã có mối xông.
Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng.
Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt của bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống.
Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn-xuân-la trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi, vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống một lý rượu ấm ở cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thổ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo...
Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!
1. Đoạn trích trên nói đến nội dung gì
2. Theo anh/chị hàm ý của câu nói sau đây là gì? "Cái gì cũng khác hết. Thôi đừng nói nữa tôi muốn khóc đây"
3.nêu h.quả của phép điepj từ và liệt kê trong đoạn văn: " ng.ta nhớ nhà... nhớ trăng bạc, chén vàng"
4. Đoạn trích thể hiện nỗi lòng gì của người xa xứ?