Hướng dẫn soạn bài Ánh Trăng - Nguyễn Duy

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cao Viết Cường

Trong một bổi thảo luận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy 1 bạn học sinh cho rằng : bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về 1 đề tài thi vị quen thuộc. Một bạn khác đưa ý kiên khác : Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn DUy chọn cho mình một lối đi riêng

Em hãy bàn luận về các ý kiến đó

Tường Vy
23 tháng 6 2019 lúc 8:24

Yêu cầu: Hiểu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy; có kĩ năng làm bài văn nghị luận ý kiến bàn về tác phẩm. Thí sinh có thể kết cấu bài viết theo các cách khác nhau song cần đảm bảo những nội dung sau:

Giới thiệu vấn đề nghị luận; trích các ý kiến

Bàn luận về ý kiến: “Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị, quen thuộc.”

– Ý kiến cho rằng: sở dĩ người đọc yêu thích bài thơ là ở đề tài thi vị, quen thuộc.

– Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu:

+ Khẳng định ý kiến đã nêu:

++ Trăng là đề tài muôn thuở của thơ ca từ cổ chí kim. Các thi nhân tìm đến trăng là để mở lòng ra với thiên nhiên, mượn trăng để gửi gắm bầu tâm sự. Có biết bao vần thơ viết về trăng làm say lòng độc giả muôn đời (nêu dẫn chứng những thi phẩm viết về trăng trong thơ cổ, thơ hiện đại).

++ Sự thể hiện của đề tài trong bài thơ: qua nhan đề Ánh trăng; trăng là hình tượng xuyên suốt toàn bài (có mặt trong tất cả các khổ thơ).

++ Như vậy, Nguyễn Duy đã đưa thơ mình hòa nhập vào nguồn mạch thơ truyền thống, đưa người đọc đến với vẻ đẹp ngàn đời để đánh thức tình yêu, sự nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lí do khiến người đọc yêu thích bài thơ.

+ Bổ sung ý kiến: Ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Bởi:

++ Đề tài hay cũng chưa đủ để tạo nên

giá trị của thi phẩm.

++ Đứng trước một đề tài nhiều người đã khai thác, nếu nhà văn không có sự sáng tạo thì tác phẩm sẽ lẫn với vô vàn những ánh trăng khác trong thi ca và thi phẩm không có chỗ đứng trong lòng người đọc.

Bàn luận về ý kiến “Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng.”

– Giải thích ý kiến: Nguyên nhân tạo nên sức sống của bài thơ là bởi sự sáng tạo của Nguyễn Duy

– Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu

+ Khẳng định ý kiến đã nêu: Cần chỉ ra và phân tích sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng ở các phương diện sau:

++ Nguyễn Duy đã chọn thể thơ 5 chữ, không có dấu chấm ngắt câu, mỗi khổ thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu khổ khiến nhịp kể và nhịp cảm xúc tuôn chảy tự nhiên và sâu lắng

++ Nguyễn Duy đã sáng tạo trong việc kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình: Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian và theo dòng tự sự ấy, cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ; tạo nên giọng tự bạch, tâm tình

++ Nguyễn Duy dụng công trong việc tạo tứ thơ: Từ tình huống mất điện trong thành phố, con người đột ngột gặp lại vầng trăng và bao cảm xúc, suy tư ùa về.

++ Hình tượng trăng được Nguyễn Duy xây dựng mang nhiều tầng ý nghĩa: trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát; là người bạn tri kỉ nhân hậu, nghĩa tình, trong sáng, thủy chung; là quá khứ gian lao, tình nghĩa; là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống…

++ Hình tượng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ hiện lên thật đặc biệt: người lính vừa đi qua chiến tranh, sống giữa thời bình có chiều sâu nội tâm, sống ân nghĩa thủy chung (phân tích cái giật mình ở cuối bài)

++ Tìm đến với một đề tài quen thuộc nhưng Nguyễn Duy đã chọn cho mình một chủ đề riêng: Trên nền của một câu chuyện riêng tư, Ánh trăngnhư một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

(Trong quá trình phân tích cần so sánh với những thi phẩm khác cùng đề tài để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong Ánh trăng).

++ Như vậy, viết Ánh trăng Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng ở cả phương diện hình thức và nội dung tư tưởng. Sự sáng tạo ấy làm giàu có cho đề tài đem đến cho người đọc những thông điệp sâu sắc về con người, cuộc sống. Đồng thời tạo nên sức sống của thi phẩm, khẳng định được dấu ấn riêng của Nguyễn Duy – điều vô cùng cần thiết đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

Nguyen
29 tháng 5 2019 lúc 21:56

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ "Tre Việt Nam". Bài "Hơi ấm ổ rơm" của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. "Ánh trăng" là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng lị thành tri kỉ."

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành "tri kỉ". Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.

Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với trăng:

"Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa."

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp mội cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. "Vầng trăng tình nghĩa" bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ như tác giả đã nói ở trên.

Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái "vầng trăng tình nghĩa" ấy:

"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường. "

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, "quen ánh điện", "cửa gương". "Ánh điện", "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa" ngày nào bị tác giả lãng quên. "Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. "Trăng" bây giờ thành "người dưng". Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: "ngọt bùi nhớ lúc đắng cay". Ở thành phố vì quen với "ánh điện, cửa gương", quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến"vầng trăng" từng là bạn tri kỉ một thời.

Phải đến lúc toàn thành phố mất diện:

"Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn."

"Vầng trăng" xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,... tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ "rưng rưng" nước mắt:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng".

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. "Vầng trăng" nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về "vầng trăng tình nghĩa" một thời:

"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình... "

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy "đủ cho ta giật mình" mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm "không thể nào quên".

"Ánh trăng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. "Ánh trăng" còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải "giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
????????????????
Xem chi tiết
vungcodung
Xem chi tiết
vungcodung
Xem chi tiết
vungcodung
Xem chi tiết
Thao Van
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết
Quách Thu Hiền
Xem chi tiết