I. Đọc hiểu văn bản
Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông-quan là chưa hạ. Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết như Tứ hạo gia độn như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.
a) phương thức biểu đạt chính?
b) nội dung chính của văn bản trên?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống rồi trời tanh, mỗi cánh chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây trắng xốp. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yên quê hương của con người được bồi đắp lúc nào không rõ.
a) Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn?
b) Đoạn văn sử dụng phép tu từ nào? nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Cho tam giác cân ABC ( AB = AC > BC ) nội tiếp trong đường tròn tâm O . M là điểm bất kì trên cung nhỏ AC của đường tròn . Tia Bx vuông góc với AM cắt đường thẳng CM ở D .
a) Chứng minh : góc AMD = góc ABC = góc AMB
b) Chứng minh khi M di động thì D chạy trên 1 đường tròn cố định. Xác định tâm và bán kính của đường tròn đó
c) xác dịnh M để tứ giác AMBD là hình thoi
Cho (O;R) và dây AB < 2R, qua A vẽ đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn. Vẽ BE vuông góc với đường thẳng d (E thuộc d), BE cắt đường tròn tại điểm thứ hai C. Vẽ dây CD của (O;R) vuông góc với AB tại H.
a) CM tứ giác AHCE nội tiếp
b) CM EH song song với AD
c) CM tam giác ABD là tam giác cân
d) EH cắt BD tại N. CM AN vuông góc với DB
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong ký ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xa mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng sông biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về co gạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi. Như con chiên ngoan mơ về “Đất Hứa”, tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me già đá chẹt, con đường quanh co lồi lõm lên pháo đài. Tôi nhớ những triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thông thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.
a) Phương thức biểu đạt chính ?
b) chỉ ra những hình ảnh quê hương được tác giả nhắc đến trong 3 câu văn đầu
c) xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: "Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xát xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa xa ngoài đồng bãi."
d) qua đoạn trích em hiểu gì về tình cảm của tác giả với quê hương
Trong một buổi thảo luận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy 1 bạn học sinh cho rằng : bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về 1 đề tài thi vị quen thuộc. Một bạn khác đưa ý kiên khác : Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy chọn cho mình một lối đi riêng
Em hãy bàn luận về các ý kiến đó