Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và đây là ý nghĩa chủ đạo mà nữ sĩ họ Hồ muốn đề cao qua bài thơ của mình.
a. Nghĩa thứ nhất:
- Bánh trôi nước được miêu ta là một thứ bánh làm bằng bọt nếp, màu trắng, nặn thành hình tròn, trong có nhân bằng đường thẻ màu nâu vàng. Nếu nhào bột nhão quá thì bánh nát, ít nước quá thì bánh rắn. Luộc trong nước sôi, lúc chưa chín thì bánh chìm xuống dưới, lúc chín thì bánh nổi lên trên.
b. Nghĩa thứ hai:
- Hình thể: Trắng trẻo, dầy đẳn, vẻ đẹp hoàn hảo
- Phẩm chất: Có tấm lòng son sắt, thủy chung
- Thân phận: Bị chi phối, phụ thuộc, bấp bênh giữa cuộc đời
- Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói đến người phụ nữ và thân phận họ dưới chế độ phong kiến.
Cũng gióng như chiếc bánh trôi nước bao lần chìm nổi, người phụ nữ phải chịu số phận ba chìm bảy nổi trong xã hội trong nam khinh nữ. Không được làm chủ số phận mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Nhưng điều đáng nói ở đây lại là chuyện tấm lòng son. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù chó bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có bảy nổi ba chìm đến đâu chăng nữa thì người phù nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Bài thơ như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt đối với xã hội phong kiến bất công. Đó cũng là sự đòi hỏi quyền được trân trọng, hưởng hạnh phúc của người phụ nữ.
c. Nghĩa quyết định:
- Nghĩa quyết định giá trị bài thơ là nghĩa thứ hai vì đó là mục đích sáng tác của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.