Bài 2: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau:
“ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”( Minh Hương)
Bài 2: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau:
" Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ mướn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lai, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào..."( Cổng trường mở ra)
1. Câu văn dưới đây có bao nhiêu từ ghép:
Ông ngoại đã mua tặng tôi cây bút bi.
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
2. Các từ mênh mông, rì rào thuộc loại từ láy nào?
a. Từ láy toàn bộ
b. Từ láy bộ phận
Trong các từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
a. thăm thẳm
b. bát ngát
c. lung linh
d. nhẹ nhõm
Chọn từ láy thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Con cái đi làm ăn xa hết, chỉ còn bà lão sống............... một mình.
a. trơ trụi
b. trơ trẽn
c. trơ tráo
d. trơ trọi
trong các từ ghép sau đây các từ nào có thể đổi trật tự các tiếng?vì sao?
-tướng tá,ăn nói,đi đứng,binh linh,giang sơn,ăn uống,đất nước,quần áo vui tươi,sửa chữa,chờ đợi,hát hò
Bài 3: Xác định từ ghép trong đoạn văn sau :
a, Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].
(Lí Lan)
b, Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].
Em hãy viết đoạn văn ngắn (6-8 câu), nội dung tự chọn. Trong đoạn văn đó, em có sử dụng ít nhất hai từ ghép vừa học (các từ ghép là các ví dụ trong SGK Ngữ Văn 7/13, 14)
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở những ví dụ sau, tiếng nào là tiếng chính, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
- Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần trường và nỗi chơi vơi hoảng hốt khi cổng trường đóng lại (...).
- Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ (...).
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
Tìm từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
Xanh xanh
Mặt mũi
Bát ngát
Lung linh