Bài 1: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh nói rằng: Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2V thì dòng điện chạy qua dây khi có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả này đúng hay sai? Vì sao?
Bài 2: Ta đã biết rằng để tăng tác dụng của dòng điện, ví dụ như để đèn sáng hơn, thì phải tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Thế nhưng trên thực tế thì người ta lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. Hãy giải thích tại sao?
Bài 3: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1=7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V?
Bài 4: Khi đặt hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây dẫn chỉ còn là 0,75A?
U (V) | 0 | 1.0 | 3.5 | 6.0 | ||
I (A) | 0 | 0.75 | 1.05 | 1.50 |
Hãy trả lời câu hỏi lúc đầu : Em hãy dự đoán giá trị trong các ô trống ở Bảng và trình bày lập luận để có kết quả đó.
Quan sát các đồng hồ đo điện của 1 thí nghiệm ta thấy I = 1/18U
a. Hãy lập bảng thể hiện mối liên hệ giữa cường độ dòng điện I và hiệu điện thế U trong thí nghiệm.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa I và U
c. Tính giá trị của I khi U=1,5 V; 2,25V; 12V
d.Tính giá trị của U khi I=1,5A; 3A và 0,75 A
1. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm xác định giá trị điện trở của mẫu dây dẫn với các dụng cụ sau:
- Một dây dẫn chưa biết giá trị điện trở.
- Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 đến 6 V.
- Một vôn kế có giới hạn đo 6 V và độ chia nhỏ nhất 0,1 V.
- một ampe kế có giới hạn đo 1,5 A và độ chia nhỏ nhất 0,01 A.
- Bảy đoạn dây nối.
2. Vẽ sơ đồ mạch điện với các dụng cụ trên để xác định giá trị điện trở của một dây dẫn (chú ý đánh dấu cực (+) và cực (-) của nguồn điện, đánh đấu chốt (+) và dấu chốt ( -) của ampe kế và vôn kế).
3. Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ vừa vẽ được.
- tính giá trị trung bình của điện trở của dây dẫn : .......................
1 dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 0,3A . Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn đi 3V thì khi đó cường độ dòng điện qua nó có giá trị bao nhiêu?
Khi thực hiện thí nghiệm đo hiệu điện thế U giữa 2 đầu dây 1 dây dẫn và CĐDĐ I qua dây dẫn đó .Người ta thu được:
U(V) | 0 | 2 | 4 | 6 | 8 |
I (A) | 0 | 0,5 | 0,7 | 1,3 | 1,5 |
a) Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I the U. Cho biết do phép số đo có sai nên các điểm biểu diễn các cặp giá trị U, I trên hệ trục tọa độ không cùng nằm trên một trục dường thẳng. Đồ thị cần vẽ là 1 đường thẳng qua gốc tọa độ và nằm sát với các diểm biểu diễn trên
b) Dùng đồ thị, hãy xác định I khi U= 5V
*HÃy đề xuất phương án thí nghiệm xác định giá trị điện trở của một dây dẫn với các dụng cụ sau:
- Một dây dẫn chưa biết giá trị điện trở.
- Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0 đến 6 V.
- Một vôn kế có giới hạn đo 6V và độ chia nhỏ nhất 0,1 V.
- Một ampe kế có giới hạn đo 1,5 A và độ chia nhỏ nhất 0,01 A/
- Bảy đoạn dây nối.
*Vẽ sơ đồ mạch điện với các dụng cụ trên để xác định giá trị điện trở của một dây dẫn ( chú ý đánh dấu cực (+) và cực (-) của nguồn điện , đánh dấu chốt (+) và chốt (-) của ampe kế và vôn kế)
* lắp ráp mạch điện theo sơ đồ vừa vẽ được
Một dây dẫn đc mắc vào HĐT 6V thì CĐDĐ chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh cho rằng nếu giảm HĐT đặt vào 2 đầu dây dẫn đi 2V thì dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả đúng hay sai? Tại sao? (M.n tóm tắt luôn nha)
Bài 8: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn mối quan hệ I và U.
a. Hãy nhận xét xem đây có phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ không?
b. Hãy xác định giá trị cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 5V.