Trong bài toán mở đầu, y có là đa thức bậc nhất của biến x
Trong bài toán mở đầu, y có là đa thức bậc nhất của biến x
Bạn Dương mang theo 100 000 đồng và đạp xe đạp đi nhà sách để mua vở. Biết giá mỗi quyển vở là 7 000 đồng, phí gửi xe đạp là 3000 đồng.
a) Viết công thức biểu thị tổng số tiền y (đồng) bạn Dương cần phải trả cho việc gửi xe đạp và mua x quyển vở. Hỏi y có phải là hầm số bậc nhất của x hay không?
b) Tính số tiền bạn Dương phải trả khi gửi xe và mua 12 quyển vở?
c) Viết công thức biểu thị số tiền còn lại t (đồng) bạn Dương còn lại sau khi gửi xe và mua x quyển vở. Hàm số cho bởi công thức đó có phải là hàm số bậc nhất hay không?
d) Với số tiền trên, bạn Dương có thể mua được 15 quyển vở hay không? Vì sao?
Nếu hiện tại nước Anh là mùa đông thì London ở múi giờ + 0, Hà Nội múi giờ + 7. Giả sử vào thời điểm mùa đông của nước Anh, giờ London là x (giờ), giờ Hà Nội là y (giờ). Viết công thức biểu thị y theo x. Hỏi y có phải là hàm số bậc nhất của x hay không?
Hiện tại, bạn Nam đã để dành được 300 000 đồng. Bạn Nam đang có ý định mua một chiếc xe đạp trị giá 2 000 000 đồng. Đẻ thực hiện được điều trên, bạn Nam đã lên kế hoạch hằng ngày đều tiết kiệm 5 000 đồng. Gọi m (đồng) là số tiền bạn Nam tiết kiệm được sau 1 ngày.
a) Viết công thức biểu thị m theo t. Hỏi m có phải là hàm số bậc nhất của t hay không?
b) Hỏi sau bao nhiêu ngày kể từ ngày bắt đầu tiết kiệm thì bạn Nam có thể mua được chiếc xe đạp đó?
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Đối với những hàm số bậc nhất đó, xác định a, b lần lượt là hệ số của x, hệ số tự do.
a) \(y = - 3{\rm{x + 6}}\)
b) \(y = - x + 4\)
c) \(y = \dfrac{3}{x} + 2\)
d) \(y = 2\)
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước
b) Hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a khác 0.
c) Hàm số bậc nhất có dạng y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và b khác 0.
Xác định hệ số của x, hệ số tự do trong mỗi hàm số bậc nhất sau:
\(a) y = 6{\rm{x}} + 8\)
\(b) y = - x - 5\)
\(c) y = \dfrac{x}{3}\)
Cho hàm số bậc nhất \(f(x) = 3{\rm{x}} + 2\). Tính \(f(1);f(0);f( - 2);f\left( {\dfrac{1}{2}} \right);f\left( { - \dfrac{2}{3}} \right)\).
Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu mua lúa với giá 7 triệu đồng/ tấn, phí vận chuyển từ nơi mua đến kho là 2 triệu đồng/ chuyến. Doanh nghiệp thu mua được x tấn lúa và chỉ sử dụng 3 chuyến vận chuyển số lúa đó về kho. Gọi y (triệu đồng) là tổng chi phí mà doanh nghiệp đã trả để mua x tấn lúa và phí vận chuyển. Viết công thức tính y theo x. Hàm số bằng công thức tính y theo x ở trên gợi lên khái niệm nào trong toán học?
Cho hàm số \(y = - 2{\rm{x}} + 4\). Tìm giá trị của y tương ứng với mỗi giá trị sau của x: x = 0; x = 2; x = 4.