Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nhóckk

Trong bài thơ " Trăng ơi ... từ đâu đến ? " nhà thơ nhí 10 tuổi Trần Đăng Khoa có đoạn viết như sau:

Trăng ơi ... Từ đâu đến

Hay từ một sân chơi

Trăng tròn như quả bóng

Đứa nào đá lên trời .

- Viết đoạn văn trình bày của em khi đọc bốn câu thơ trên .

Giúp mình với nhé !!! thanghoa

Mai Hà Chi
2 tháng 8 2017 lúc 23:32

Trần Đăng Khoa được coi là thần đồng trong làng thơ Việt. Khi mới chỉ học tiểu học, thơ của Trần Đăng Khoa đã đến vs độc giả và đc độc giả đón nhận. Những bài thơ nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nghe, đễ hiểu đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người. Mọi người chúng ta ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng như vậy. Ông đã sáng tác bài thơ '' Trăng ơi..từ đâu đến ?'' để thể hiện niềm yêu trăng của mình ,Trong đó có khổ thơ :

…Trăng ơi …Từ đâu đến ?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời .

Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :

Hay từ một sân chơi

Câu hỏi tu từ như nổi bật lên sự hồn nhiên và tài trí nhanh nhạy của cậu bé ...
''Trăng tròn như quả bóng / Đứa nào đá lên trời ''
Ở đây ,nghệ thuật so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, đặc sắc như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ . Với ngôn ngữ thơ trong sáng ,ngắn gọn... ông đã làm cho bài thơ thêm hấp dẫn. Qua bài thơ trên ,ta càng thêm yêu trăng và khâm phục tài năng sáng tạo của nhà thơ TĐK

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
3 tháng 8 2017 lúc 8:48

Trần Đăng Khoa đc coi là thần đồng trong làng thơ Việt. Khi ms chỉ học tiểu học, thơ của TĐK đã đến vs độc giả và đc độc giả đón nhận. Những bài thơ nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nghe, đễ hiểu đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người. Trong đó không thể kể đến Trăng ơi...từ đâu đến. Bài thơ...khổ với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc để lại ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Trong đó, có đoạn
(Trích thơ)
Được trích trong bài thơ "Trăng ơi...từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa.
"Trăng ơi từ đâu đến" - câu hỏi ngộ nghĩnh và rất ngây thơ của 1 đứa trẻ, cách hỏi thân mật như 1 người bạn hỏi 1 người bạn => nhân hóa làm nổ bật cái ngộ nghĩnh của trẻ thơ và sự gần gũi của ánh trăng.
Rồi lại chính mình trả lừoi cho câu hỏi đó "Hay từ một sân chơi". Và làm tiền đề cho câu tiếp theo "Trăng tròn như quả bóng" . HÌnh ảnh so sánh quả bóng là hình ảnh rất gần gũi đối với trẻ thơ. Tuổi thơ hầu như ai mà chẳng chơi bóng đá. Quả bóng nghiễm nhiên trở thành người bạn, vật bất li thân của trẻ thơ. Trăng được so sánh với quả bóng như ngầm ý về sự yêu mến, thân thuộc mà tác giả dành cho trăng. Rồi "Bạn nào đá lên trời" - câu nói rất đúng chất của một đứa trẻ. Bởi ông veiét bài này lúc còn nhỏ - tâm hồn trẻ thơ luôn hiện hữu càng làm cho bài thơ thêm hay và gần gũi với trẻ thơ.(mik viết vậy thôi bạn tự phân tích tiếp cho đúng bài làm của mik:p)

Bình luận (0)
tthnew
3 tháng 8 2017 lúc 9:29

Thuở nhỏ, Trần Đăng Khoa có một số bài thơ trăng, trong đó bài thơ ngũ ngôn "Trăng ơi... từ đâu đến?" là đặc sắc hơn cả.

Bài thơ có 6 khổ thơ, thì câu thơ "Trăng ơi... từ đâu đến?" (lược điệp lại đến 4 lần, gợi lên bao cảm xúc bâng khuâng và mênh mang, mênh mang.

Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: "Hay từ cánh đồng xa", "Hay biển xanh diệu kì", "Hay từ một sân chơi”, "Hay từ lời mẹ ru" Hay từ đường hành quân", hay "Trăng đi khắp mọi miền", ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.

Trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc... nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.

Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:

"Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà".

Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.

Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:

"Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi".

Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!

Trăng từ lời ru của mẹ: "Chú Cuội ngồi gác cây da - Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời...." đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:

"Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!".

Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:

"Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân".

Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: "Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!" (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:

"Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em".

Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.

"Trăng ơi... từ đâu đến?" là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một mảnh tâm hồn cùa tuổi thơ.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
3 tháng 8 2017 lúc 15:10

Bài làm :

Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi Trần Đăng Khoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ? ” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu. …Trăng ơi …Từ đâu đến ? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị : Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .

Nghệ thuật so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng ” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay ” từ một “ sân chơi ” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời ”. Nếu câu thơ là “ bạn nào đá lên trời ” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “ đứa nào ” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “ thần đồng ” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí ” mười tuổi của một sân chơi thực thụ.

Chúc bạn học tốthaha

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
3 tháng 8 2017 lúc 15:11

nhớ tick cho mk nha ok

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
my muzzjk
Xem chi tiết
Mai Thị Lam Oanh
Xem chi tiết
Thị Liên Nguyễn
Xem chi tiết
li sa cu te
Xem chi tiết
Phạm Thị Hà Vân
Xem chi tiết
Cao Tiến Phước
Xem chi tiết
Bùi Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết