Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Cao Tiến Phước

Em có cảm nhận gì về nghệ thuật và nội dung khi đọc đoạn thơ sau :

'' Trăng ơi...trăng từ đâu đến?\

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.''

Ngắn tầm 8câu thôi nha. Ai làm nhanh mà hay, mih tik cho..(~_~)

Huong San
18 tháng 7 2018 lúc 7:09

Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi TĐKhoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :

…Trăng ơi …Từ đâu đến ?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời .

Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời .

NT so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 7 2018 lúc 8:54

Gợi ý:
"Trăng ơi từ đâu đến" - câu hỏi ngộ nghĩnh và rất ngây thơ của 1 đứa trẻ, cách hỏi thân mật như 1 người bạn hỏi 1 người bạn => nhân hóa làm nổ bật cái ngộ nghĩnh của trẻ thơ và sự gần gũi của ánh trăng.
Rồi lại chính mình trả lừoi cho câu hỏi đó "Hay từ một sân chơi". Và làm tiền đề cho câu tiếp theo "Trăng tròn như quả bóng" . HÌnh ảnh so sánh quả bóng là hình ảnh rất gần gũi đối với trẻ thơ. Tuổi thơ hầu như ai mà chẳng chơi bóng đá. Quả bóng nghiễm nhiên trở thành người bạn, vật bất li thân của trẻ thơ. Trăng được so sánh với quả bóng như ngầm ý về sự yêu mến, thân thuộc mà tác giả dành cho trăng. Rồi "Bạn nào đá lên trời" - câu nói rất đúng chất của một đứa trẻ. Bởi ông veiét bài này lúc còn nhỏ - tâm hồn trẻ thơ luôn hiện hữu càng làm cho bài thơ thêm hay và gần gũi với trẻ thơ.

Bình luận (0)
Lương Thị Diệu Linh
20 tháng 7 2018 lúc 14:04

thơ ca của trần đăng khoa dc coi là thiên tài bởi nó dược khai sáng lên từ khi ông còn rất nhỏ và trong kho tàng thơ của tdk có bài thơ trăng ơi từ đâu đến. nó là bài thơ đc viết vào năm ông lên 8 tuổi. trong bài thơ cụm từ" trăng ơi... từ đâu đến" được lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê:

"Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà".

Hai chữ "lửng lơ" gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên "trước nhà" thật gần gũi thân thương.

Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá "chẳng bao giờ chớp mi" là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:

"Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi".

Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được "Bạn nào đá lên trời". Thật hóm hỉnh!

Bình luận (0)
Heartilia Hương Trần
6 tháng 2 2017 lúc 17:30

Trần Đăng Khoa đc coi là thần đồng trong làng thơ Việt. Khi ms chỉ học tiểu học, thơ của TĐK đã đến vs độc giả và đc độc giả đón nhận. Những bài thơ nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nghe, đễ hiểu đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người. Trong đó không thể kể đến Trăng ơi...từ đâu đến. Bài thơ...khổ với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc để lại ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Trong đó, có đoạn
(Trích thơ)
Được trích trong bài thơ "Trăng ơi...từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa.
"Trăng ơi từ đâu đến" - câu hỏi ngộ nghĩnh và rất ngây thơ của 1 đứa trẻ, cách hỏi thân mật như 1 người bạn hỏi 1 người bạn => nhân hóa làm nổ bật cái ngộ nghĩnh của trẻ thơ và sự gần gũi của ánh trăng.
Rồi lại chính mình trả lừoi cho câu hỏi đó "Hay từ một sân chơi". Và làm tiền đề cho câu tiếp theo "Trăng tròn như quả bóng" . HÌnh ảnh so sánh quả bóng là hình ảnh rất gần gũi đối với trẻ thơ. Tuổi thơ hầu như ai mà chẳng chơi bóng đá. Quả bóng nghiễm nhiên trở thành người bạn, vật bất li thân của trẻ thơ. Trăng được so sánh với quả bóng như ngầm ý về sự yêu mến, thân thuộc mà tác giả dành cho trăng. Rồi "Bạn nào đá lên trời" - câu nói rất đúng chất của một đứa trẻ. Bởi ông veiét bài này lúc còn nhỏ - tâm hồn trẻ thơ luôn hiện hữu càng làm cho bài thơ thêm hay và gần gũi với trẻ thơ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
my muzzjk
Xem chi tiết
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Mai Thị Lam Oanh
Xem chi tiết
li sa cu te
Xem chi tiết
Phạm Thị Hà Vân
Xem chi tiết
Thị Liên Nguyễn
Xem chi tiết
Nhóckk
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hà Trần
Xem chi tiết