Nhưng tôi nghĩ trong cõi vĩnh hằng, những chuyện dở, chuyện hay chẳng còn quan trọng gì nữa. Vì nơi ấy, mọi đau khổ đều được chữa chạy, mọi tăm tối đều được chiếu sáng, mọi lầm lỗi đều được tha thứ, mọi sợ hãi đều được che chở, mọi tuyệt vọng đều được cứu vớt...(Nguyễn Quang Thiều - Đánh giá về Tố Hữu)
Văn học là con thuyền cảm xúc. Sở dĩ chúng ta đọc văn là để tận hưởng cảm xúc mà những dòng chữ câu thơ kia mang lại. Mỗi dòng văn, mỗi nhà thơ đều mang lại một cảm xúc riêng như tôi thích nhất là nhà thơ cách mạng Tố Hữu. Và tôi đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ trong bài Lượm ông viết:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Một cái chết bất ngờ và đột ngột, gợi cho tác giả lẫn chúng ta sự xót thương vô bờ . Ở những câu thơ trên là hình ảnh vui tươi, nhí nhảnh và đầy hồn nhiên của chú bé liên lạc làm chúng ta phấn khích, vui vẻ bao nhiêu thì hình ảnh Lượm hi sinh lại làm chúng ta xúc động và có phần hụt hẫm bấy nhiêu . Xót xa như chính hai tiếng "thôi rồi!" mà Tố Hữu đã thốt lên.
Nhưng sự ra đi của Lượm lại vô cùng thanh thản. Kẻ thù chỉ cướp đi mạng sống của em nhưng không thể cướp đi sự thanh thản và hồn nhiên ở con người em.Tố Hữu quả là quá thơ mộng khi đã vẽ ra một bức tranh về sự ra đi đột ngột của Lượm.
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông"
Cảm giác sự ra đi của Lượm thật êm đềm. "nằm" trên lúa, không phải ngã , "lúa" chứa không phải mặt đất cằn cỗi, "tay nắm chặt bông". Một sự thanh thản đến lạ kì. Và còn tuyệt diệu hơn :
"Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
Mùi "sữa" ngọt ngào như chính sự ra đi của em. Cảm giác chua xót được nguôi ngoai phần nào. "Hồn bay giữa đồng", hồn của Lượm đang bay thật nhẹ nhàng cũng giống như hình ảnh nhí nhảnh khi em đang sống, giấc mơ cách mạng vẫn đang bay không ngừng dù em đã ngã xuống. Sự ra đi của Lượm tưởng chừng rất chua xót đã được Tố Hữu làm dịu lại, ngọt ngào và lắng đọng, làm ta yêu thêm về tâm hồn của chú bé Lượm can trường, bất khuất, hồn nhiên.
Linh hồn bé nhỏ ấy đã hoá thân vào non sông đất nước. Sự hi sinh cho tổ quốc của Lượm thật cao đẹp. Một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. Một tình yêu ! Một trái tim! Một tâm hồn của một chú bé tưởng chừng chỉ sống trong thơ ca nhưng lại mang cho chúng ta những cảm xúc dạt dào, day dứt. Cái cách mà chú bé Lượm đang sống thật đáng yêu biết chừng nào!
Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!